Sùi mào gà ở miệng khá phổ biến, bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tâm lý của người bệnh. Do đó, điều trị đúng phương pháp, loại bỏ nhanh chóng bệnh là chìa khóa quan trọng. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu ngay.
1. Tổng quan về sùi mào gà ở miệng
1.1. Sùi mào gà ở miệng là bệnh gì?
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội với có tốc độ lây lan nhanh, chủ yếu lây qua đường tình dục, thủ phạm chính là virus HPV (một loại virus u nhú rất phổ biến). Kết quả thống kê từ các chuyên gia đã tìm thấy có hơn 200 type HPV được chia thành nhóm nguy cơ thấp và nhóm nguy cơ cao, có khả năng gây ung thư.
Đối với người nhiễm virus HPV, đặc biệt là type 6 và type 11 sẽ có nguy cơ mắc sùi mào gà cao hơn. Triệu chứng bệnh là xuất hiện u nhú, nốt sần lại cơ quan sinh dục. Một số trường hợp khác, các nốt u nhú, nốt sần này xuất hiện ở miệng hoặc lưỡi, gọi là sùi mào gà ở miệng.
1.2. Phân loại tình trạng sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà ở miệng được phân loại như sau:
Sùi mào gà dạng u nhú hình vảy
Dạng này rất dễ nhận biết bằng mắt thường với đặc trưng là các vết lở loét thường sần sùi hơn. Chúng có hình dạng giống như hoa súp lơ hoặc mảng vảy cá dày, màu sắc từ hồng nhạt đến đậm phụ thuộc vào mức độ của bệnh.
Sùi mào gà dạng mụn cóc (mụn cơm)
Dạng này có hình dạng giống hạt cơm, đường kính 1 – 3mm, màu trắng hoặc hồng. Nếu chúng không phát triển quá lớn thì không gây cảm giác khó chịu hay không thoải mái.
Bệnh Heck
Heck là một trong những bệnh lý gây ra bởi virus HPV type 13 và HPV type 32. Biểu hiện là những mảng mập mờ, không đồng nhất trên mặt, lưỡi hoặc niêm mạc miệng. Chúng có màu trắng, hồng nhạt hoặc đỏ, không gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh nhưng ảnh hưởng đến vị giác.
Bướu Condylone
Loại sùi mào gà này gây ra bởi virus HPV type 2, 6 và 11. Dạng này được mô tả như phần rìa của sùi mào gà ở cơ quan sinh dục nhưng vẫn có nguy cơ lây sang các vùng niêm mạc khác ở lưỡi hay gần bờ lưỡi. Người bệnh có thể thấy đau đớn khi ăn, giao tiếp do kích thước các nốt sùi lớn, gây cản trở đường thở.
Tìm hiểu thêm: Sùi mào gà ở lưỡi: Dấu hiệu nhận biết và cách chẩn đoán, điều trị chuẩn xác
1.3. Một số hình ảnh sùi mào gà ở miệng
Bệnh sùi mào gà ở miệng dễ bị nhầm lẫn với tình trạng nhiệt miệng. Do đó, cần tham khảo một số hình ảnh sùi mào gà ở miệng để nhận biết kịp thời bệnh lý, điều trị sớm, tránh bệnh phát triển nặng, gây ra những biến chứng nguy hiểm.
2. Dấu hiệu sùi mào gà ở miệng thường gặp
Sùi mào gà ở miệng hay ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể thì cũng đều có những dấu hiệu tương tự nhau với thời gian ủ bệnh dao động khoảng 2 – 9 tháng sau khi bị virus HPV xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mắc sùi mào gà ở giai đoạn đầu, thời gian ủ bệnh ngắn hơn 3 – 8 tuần.
Ban đầu khi mắc sùi mào gà, người bệnh sẽ không phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nào, đôi khi còn nhầm lẫn với nhiệt miệng hay một số bệnh lý răng miệng khác như nhiệt miệng hay viêm họng.
Thế nhưng, sau giai đoạn ủ bệnh, các dấu hiệu sùi mào gà mới xuất hiện rõ rệt, khoang miệng hoặc lưỡi hình thành các mảng sần sùi, hình súp lơ, mào gà với màu trắng hoặc hồng nhạt. Lúc này, các nốt u nhú, nốt sần mềm và không gây đau tuy nhiên rất dễ gây xước, gây chảy máu, mủ khi ăn uống hay sinh hoạt hàng ngày.
Giai đoạn chuyển biến nặng, các nốt u nhú phát triển lớn, gây lở loét khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy vùng miệng, lưỡi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh tự ti, mặc cảm. Bên cạnh đó, ăn uống cũng không còn ngon miệng, gặp nhiều khó khăn khiến người bệnh sụt cân, không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khiến virus phát triển mạnh mẽ.
NGHI NGỜ MẮC BỆNH SÙI MÀO GÀ – ĐĂNG KÝ XÉT NGHIỆM NGAY
3. Phân biệt sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng
Như đã chia sẻ ở trên, sùi mào gà ở miệng rất dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng. Chính vì thế cần phân biệt giữa sùi mào gà với tình trạng nhiệt miệng đẻ kịp thời chữa trị. Đối với bệnh nhiệt miệng, vết loét thường có viền đỏ, sưng đau, đặc biệt là mỗi lần ăn uống hoặc chạm vào.
Bệnh này thường xảy ra trong khoảng 7 – 10 ngày là khỏi, sau khi người bệnh ăn nhiều rau, bổ sung nhiều nước hoặc dùng các thực phẩm giải nhiệt, thanh mát. Một số trường hợp có thể tái phát vì cơ địa nóng, tuy nhiên bệnh nhanh khỏi.
Đối với bệnh sùi mào gà ở miệng, khi nhầm lẫn với nhiệt miệng thì uống thuốc cũng không thấy khỏi. Hơn nữa, các nốt sùi mào gà có màu trắng hồng, li ti, chạm vào thấy có chảy rỉ dịch, gây đau, nuốt khó và sưng tê ở lưỡi miệng. Vì thế nếu có nghi ngờ mắc bệnh sùi mào gà ở miệng, người bệnh cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
4. Nguyên nhân vùng miệng bị sùi mào gà
Để kết quả điều trị sùi mào gà đạt được tối đa, việc quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh, từ đó bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Theo đó, những nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà ở vùng miệng bao gồm:
4.1. Virus HPV gây bệnh sùi mào gà ở miệng
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sùi mào gà ở miệng. Tỷ lệ nhiễm HPV ở miệng khác nhau giữa nam và nữ giới (khoảng 10% ở nam giới và 3,6% ở nữ giới). Ngoài ra, nhiễm trùng ở miệng do HPV cũng phổ biến hơn khi càng lớn tuổi.
4.2. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh sùi mào gà ở miệng
Quan hệ tình dục bằng miệng: Các chuyên gia da liễu đều đồng ý rằng quan hệ tình dục bằng miệng là một trong những yếu tố hàng đầu làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở miệng.
- Nhiều bạn tình: Quan hệ không chung thuỷ với nhiều bạn tình làm tăng nguy cơ mắc sùi mào gà.
- Uống rượu bia: Người thường xuyên uống rượu bia cũng làm tăng nguy cơ nhiễm HPV. Nguy cơ càng cao hơn ở những người cùng hút thuốc và uống rượu bia.
- Hôn sâu: Đây cũng là một yếu tố nguy cơ cao. Hành động hôn sâu có thể tạo điều kiện cho virus từ miệng này truyền sang miệng kia.
- Giới tính: Tỷ lệ nam giới mắc sùi mào gà cao hơn nữ giới.
- Hệ miễn dịch: Người có hệ miễn dịch suy yếu sẽ tạo điều kiện để virus HPV tăng trưởng, kéo theo các mầm bệnh khác.
5. Sùi mào gà ở miệng có đau và nguy hiểm không?
Sùi mào gà gây đau đớn cho người bệnh. Các triệu chứng như u nhú, nốt sần xuất hiện tại vùng họng, lưỡi, miệng, khi ăn uống, sinh hoạt hàng ngày sẽ khiến chúng vỡ ra gây chảy máu, chảy mủ, vướng víu, đau đớn, thậm chí hoại tử.
Sùi mào gà cũng rất nguy hiểm với người bệnh. Người mắc bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là gây biến chứng nguy hiểm như ung thư vòm họng, ung thư khoang miệng.
6. Xét nghiệm chẩn đoán sùi mào gà ở miệng
Hiện tại, chưa có phương pháp xét nghiệm nốt sùi mào gà ở miệng để kiểm tra, xác định sự hiện diện của virus HPV trong khoang miệng. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên môn có thể chỉ định thực hiện phương pháp sinh thiết để tìm kiếm sự hiện diện của virus HPV từ những tổn thương này. Nếu kết quả dương tính, bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị kịp thời.
Phải xem: Người bệnh có cần xét nghiệm sùi mào gà ở miệng không?
7. Điều trị sùi mào gà ở miệng thế nào?
Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh sùi mào gà. Hiện có 2 phương pháp được áp dụng phổ biến là:
7.1. Sử dụng thuốc
Bác sĩ kê đơn thuốc điều trị tại chỗ, bao gồm:
- Imiquimod.
- Podophyllin và Podofilox.
- Axit trichloroacetic.
- TCA.
7.2. Ứng dụng công nghệ laser
Nhìn chung, chữa sùi mào gà bằng thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, không thể loại bỏ được hoàn toàn mầm bệnh. Để kiểm soát nguy cơ tái phát, xóa sổ hoàn toàn sùi mào gà, phương pháp tốt nhất là ứng dụng công nghệ laser.
Một trong những công nghệ điều trị sùi mào gà được các chuyên gia da liễu đánh giá cao về khả năng loại bỏ sùi mào gà với tỷ lệ thành công cao đến 99% đó chính là công nghệ Maitrix Gene. Đây là công nghệ thế hệ mới, kết hợp đa trị liệu, có thể giúp người bệnh điều trị được hầu hết các tình trạng sùi mào gà từ nhẹ đến nặng ở cả nam và nữ.
Cụ thể, công nghệ Maitrix Gene sử dụng máy Holmium Laser – Long Pulsed giúp tiêu diệt các mạch máu nuôi dưỡng u nhú sùi, cắt đứt nguồn dinh dưỡng cung cấp đến các tổn thương sùi mào gà khiến chúng tự rụng đi.
Đồng thời, kết hợp công nghệ Laser bước sóng 632,8 nm hoặc 380-400 nm loại bỏ hoàn toàn các tổn thương chứa virus mà không gây chảy máu, không đau, không cần nghỉ dưỡng. Hiệu quả đạt đến 99%, kiểm soát tối đa nguy cơ tái phát bệnh. Sau điều trị bệnh nhân không cần nghỉ dưỡng, không kiêng khem.
KẾT THÚC NỖI LO SÙI MÀO GÀ CHỈ VỚI MỘT LIỆU TRÌNH!
8. Địa chỉ chữa sùi mào gà ở miệng an toàn, hiệu quả
Hiện nay, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia là địa chỉ chữa sùi mào gà ở miệng an toàn, hiệu quả, được sự tín nhiệm của đông đảo người bệnh. Maia&Maia sở hữu công nghệ Maitrix Gene hiện đại, độc quyền, mang đến hiệu quả điều trị tối ưu.
Phòng khám Maia&Maia quy tụ đội ngũ bác sĩ Chuyên khoa Da liễu đầu ngành từng công tác tại Bệnh viện tuyến đầu cả nước. Không chỉ mát tay trong điều trị các bệnh lý da liễu nói chung, bệnh sùi mào gà nói riêng mà các bác sĩ tại đây còn rất tận tình với người bệnh. Nhờ đó, tạo ra sự thoải mái và an tâm cho người bệnh khi khám chữa bệnh tại Maia&Maia.
Cùng với đó là sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Cơ sở vật chất khang trang, chuẩn 5 sao với phòng chờ thông thoáng, sạch sẽ, tiện nghi. Góp phần nâng cao hiệu quả điều trị sùi mào gà.
Đặc biệt, khi điều trị sùi mào gà bằng phương pháp Công nghệ Maitrix Gene độc quyền tại Maia&Maia, người bệnh sẽ được cam kết hiệu quả bằng văn bản về việc điều trị dứt điểm đến 99% – không lo tái phát kể từ lần cuối loại bỏ hoàn toàn các tổn thương sùi.
Khi ký xác nhận cam kết, người bệnh sẽ được đảm bảo quyền lợi tuyệt đối trong toàn bộ quá trình điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, không nên gián đoạn hay từ bỏ điều trị, tránh mất quyền lợi hưởng cam kết.
ĐIỀU TRỊ SÙI MÀO GÀ HIỆU QUẢ, AN TOÀN, CHI PHÍ HỢP LÝ
9. Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà ở miệng
Để phòng ngừa sùi mào gà ở miệng hiệu quả cần áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
- Tiêm vacxin để ngăn ngừa virus HPV: Ở Việt Nam hiện nay có 2 loại vacxin là Gardasil (Mỹ) và Gardasil 9 (Mỹ) có tác dụng ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm gây ra bởi virus HPV, trong đó có bệnh sùi mào gà
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc này sẽ giúp phát hiện sớm các triệu chứng bất thường liên quan đến sùi mào gà ở miệng, điều trị kịp thời sẽ nhanh khỏi và giảm thiểu tối đa các biến chứng xảy ra.
- Sinh hoạt tình dục lành mạnh: Ngoài tiêm vacxin, cần sinh hoạt tình dục lành mạnh, chung thuỷ một vợ, một chồng, một bạn tình. Đồng thời sử dụng bao cao su nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ mắc sùi mào gà ở miệng.
- Bỏ thói quen xấu: Một số thói quen xấu cần bỏ như hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên.
Sùi mào gà ở miệng nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách thì hoàn toàn có khả năng khỏi bệnh. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu triệu chứng nào nên nhanh chóng đi khám để được bác sĩ tư vấn hướng điều trị phù hợp.