Sùi mào gà ở lưỡi có đau và nguy hiểm không? Cách chẩn đoán và điều trị chuẩn xác

Sùi mào gà ở lưỡi không nguy hiểm đến tính mạng nhưng điều trị chậm trễ, không đúng cách sẽ khiến người bệnh đối mặt với những nguy cơ rủi ro ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu cụ thể hơn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về sùi mào gà ở lưỡi

1.1. Sùi mào gà ở lưỡi là thế nào?

Sùi mào gà ở lưỡi do virus HPV (Human Papilloma Virus) với các biểu hiện là các nốt sùi nhô trên bề mặt vùng niêm mạc và da ở lưỡi. Hiểu đơn giản hơn, sùi mào gà xuất hiện ở lưỡi thì được gọi là bệnh sùi mào gà ở lưỡi.

Sùi mào gà ở lưỡi không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu và các vấn đề tiêu cực về tâm lý, ngại đối diện xã hội và có nguy cơ lây truyền cho người khác. Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ, nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để có giải pháp điều trị phù hợp.

Theo số liệu thống kê từ Trung Tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), sùi mào gà ở lưỡi chiếm tới 7% dân số ở nước này. Hiện nay, xu hướng bị sùi mào gà ở lưỡi đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là những người trẻ trong độ tuổi 20 – 30 tuổi.

Đây là nhóm đối tượng có thói quen quan hệ tình dục không lành mạnh, “bừa bãi” hơn các nhóm tuổi khác. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra sùi mào gà mọc ở lưỡi cũng có thể xuất hiện ở nhiều người hơn là dự đoán ban đầu và có thể gây rắc rối trong việc điều trị.

lưỡi bị sùi mào gà

1.2. Phân loại sùi mào gà ở lưỡi

Sùi mào gà xuất hiện ở lưỡi được phân loại như sau:

Dạng u nhú hình vảy

Loại này giống như những mảng vảy cá dày hoặc hình hoa súp lơ, rộng từ vài mm đến vài cm. Chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành cụm, nhất là trong khu vực mềm của lưỡi.

Màu có thể từ hồng nhạt đến hồng đậm, tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Ở dạng u nhú sùi mào gà có thể gây cảm giác khó chịu khi ăn, nói chuyện hoặc thở. Đây là loại sùi mào gà do chủng HPV 6 và HPV 11 gây ra.

Dạng mụn cóc (mụn cơm)

Hình dáng của sùi mào gà giống những hạt cơm, có đường kính từ 1 – 3mm. Chúng có màu hồng hoặc trắng, xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chính gây ra các vết sưng dạng mụn cóc là chủng HPV 2 và HPV 4. Ở dạng này, sùi mào gà gây ra cảm giác không thoải mái nếu chúng phát triển quá lớn.

nốt sùi mào gà mọc ở lưỡi

Bệnh Heck

Heck là bệnh gây ra bởi virus HPV. Triệu chứng điển hình của Heck là xuất hiện nhiều mảng mập mờ không đồng đều trên bề mặt lưỡi hoặc niêm mạc miệng. Chúng có thể có màu trắng, hồng nhạt hoặc đỏ. Khi mắc sùi mào gà dạng này người bệnh không bị đau hoặc khó chịu nhưng có thể ảnh hưởng tới vị giác. Chủng HPV type 13 và 32 là nguyên nhân gây ra bệnh này.

Bướu Condyloma

Loại này giống như các rìa sùi mào ở vùng sinh dục, chúng thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục và có nguy cơ lây lan qua các vùng khác trong niêm mạc lưỡi hay gần bờ lưỡi. Chúng thường hình thành ở các đám nhỏ với nhiều u nhú. 

Sùi mào gà dạng bướu Condyloma có thể gây đau cho người bệnh khi nói chuyện, do kích thước lớn cản trở đường thở. Loại sùi mào gà ở lưỡi này thường gây ra bởi chủng virus HPV type 2,6,11. 

1.3. Hình ảnh của sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu

Những hình ảnh thực tế về sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu giúp bạn dễ dàng nhận biết sau đây:

Sùi mào gà quanh lưỡi

Sùi mào gà phát triển ở quanh mép lưỡi, thường xuất hiện dưới dạng các hạt mụn nhỏ li ti. Chúng gây cảm giác khó chịu khi ăn, uống hoặc nói chuyện. Ở giai đoạn đầu, rất khó để quan sát thấy chúng, sau một khoảng thời gian sùi mào gà quanh lưỡi sẽ phát triển nhanh chóng.

Sùi mào gà ở cuống lưỡi

Đó là những u nhú xuất hiện ở chân lưỡi, gần cơ sở của lưỡi. Chúng gây ra triệu chứng đau, ngứa, khó chịu khi ăn, nói và có thể gây ngạt khi kích thước lớn hơn. Ở giai đoạn đầu, chúng cũng rất nhỏ và khó nhận biết.

Sùi mào gà ở dưới lưỡi

Đây là vị trí thường gặp khi mắc sùi mào gà ở lưỡi. Chúng khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái, đau rát, ngứa ngáy khó chịu khi nhai, nuốt hoặc nói. Trong giai đoạn đầu, sùi mào gà ở lưỡi có thể chưa gây ra bất kỳ triệu chứng nào hoặc có triệu chứng nhưng khó nhận biết. Sau đó, chúng sẽ dần phát triển và gây ra các biểu hiện rõ rệt, khó chịu.

Phải xem: Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu: Nhận biết bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị

sùi mào gà ở dưới lưỡi

2. Triệu chứng nhận biết lưỡi bị sùi mào gà

Sùi mào gà xuất hiện ở lưỡi cũng có những triệu chứng nhận biết tương tự với các vị trí khác trên cơ thể và thời gian ủ bệnh dao động từ 2 – 9 tháng sau khi virus xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, với trường hợp mắc sùi mào ở lưỡi, triệu chứng bệnh ở từng giai đoạn rõ rệt hơn.

Dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu

Ở giai đoạn này, các hạt sần còn nhỏ và chỉ nổi liti, thưa thớt ở nhiều vị trí trên lưỡi, trong má, môi, khoang miệng. Tuy nhiên, triệu chứng của chúng khá tương đồng với nhiệt miệng nên bị nhiều người nhầm lẫn, bỏ qua.

Dấu hiệu sùi mào gà lưỡi giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2, các vết sần nổi nhiều hơn tạo thành các mảng màu hồng nhẹ hoặc trắng. Chúng không gây cảm giác ngứa ngáy, đau đớn nhưng khi ăn uống dễ bị xước gây chảy máu hoặc mủ.

Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn 3

Đây là giai đoạn nặng nhất, nốt sần phát triển ro, kèm theo các triệu chứng lở loét, gây đau, khó chịu cho bệnh nhân. Khi ăn uống hay thực hiện các tác động đến miệng lưỡi, sự va chạm có thể khiến vết sùi tổn thương, chảy dịch, làm tăng khả năng viêm nhiễm và xuất hiện mùi hôi từ miệng. Một số trường hợp, nốt sần có thể lan ra ngoài miệng khiến bệnh nhân khó chịu, tự tin, không dám gặp gỡ giao tiếp với người khác.

lưỡi xuất hiện sùi mào gà

3. Cách phân biệt sùi mào gà ở lưỡi và nhiệt miệng

Sùi mào gà ở lưỡi dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng. Dưới đây là một số tiêu chí giúp phân biệt 2 bệnh này.

Tiêu chí Sùi mào gà ở lưỡi Nhiệt miệng
Nguyên nhân Do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây ra như chế độ ăn thiếu cân đối, thiếu vitamin, nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus như Herpes simplex, hoặc tổn thương cơ học trong miệng.
Dấu hiệu Về cơ bản, sùi mào gà mọc ở lưỡi thường là những tổn thương tế bào niêm mạc lưỡi, xuất hiện dưới dạng khối mụn thịt sưng lên có màu hồng hoặc trắng, những khối mụn này có thể hợp lại thành vùng gai sùi mào gà hoặc súp lơ. Chúng không gây ra cảm giác đau nhức nhưng lại gây khó khăn trong việc ăn, nuốt và nói. Nhiệt miệng thường xuất hiện dưới dạng vết loét đau nhức với đường kính nhỏ, hình tròn hoặc bầu dục, mép đỏ và trung tâm bạc hoặc trắng tại vị trí ngay trên mặt lưỡi, nướu chân răng hoặc trong má. 
Điều trị Điều trị sùi mào gà ở lưỡi thường bao gồm các phương pháp như loại bỏ tổn thương bằng đốt điện, kiểm soát bằng laser hoặc hoá trị, xạ trị. Đồng thời sử dụng các thuốc kháng virus để ngăn chặn sự phát triển của các loại virus gây bệnh. Đối với nhiệt miệng, phương pháp điều trị thường tập trung vào giảm đau và viêm, giúp vết loét mau lành, chống nhiễm trùng. Các biện pháp điều trị bao gồm súc miệng bằng chất khử trùng, sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh nếu vết loét bị nhiễm trùng.

4. Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở lưỡi

Cùng điểm qua những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sùi mào gà ở lưỡi:

4.1 Virus HPV gây ra

Virus HPV gây u nhú ở người (Human Papillomavirus) gồm hơn 200 loại virus khác nhau, trong đó có một số loại liên quan trực tiếp đến sự phát triển của sùi mào gà – bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Sùi mào gà loại tăng sinh tổ chức da và niêm mạc, thường mọt hành u nhú hình chùm nho nhỏ. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều phần trên cơ thể, trong đó có lưỡi.

virus hpv

4.2. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi

Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là nguyên nhân chính khiến lây nhiễm virus HPV. Khi quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn như bao cao su hay sử dụng chung đồ chơi tình dục kém vệ sinh…) những người có nhiều bạn tình có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi cao hơn.

  • Quan hệ tình dục sớm: Nguy cơ lây nhiễm HPV ở những người phát sinh quan hệ tình dục ở độ tuổi rất trẻ sẽ cao hơn nhóm người còn lại.
  • Các đối tượng trẻ em có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện cũng là nhóm có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus HPV gây bệnh sùi mào gà ở vị trí lưỡi.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Những người có hệ miễn dịch suy giảm, đặc biệt đang mắc các bệnh lý lây nhiễm như HIV/AIDS hay những trường hợp đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, điều trị bệnh ung thư… làm tăng nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà.

5. Sùi mào gà ở lưỡi có đau và nguy hiểm không?

Sùi mào gà không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây đau cho bệnh nhân khi ăn uống, nói chuyện hoặc nuốt nước bọt. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài dai dẳng sẽ có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác.

Biến chứng của sùi mào gà có thể bao gồm các tổn thương mãn tính, loét miệng. viêm nhiễm, rối loạn miễn dịch nhưng nguy cơ dẫn đến ung thư lưỡi thấp. Chủ yếu, sùi mào gà ở lưỡi ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu bệnh phát triển mà không chữa trị có thể gây ra các vấn đề khác trong tương lai.

  • Để đề phòng sùi mào gà, bạn nên:
  • Sử dụng các biện pháp phòng bị an toàn trong khi quan hệ tình dục như dùng bao cao su.
  • Tiêm chủng vacxin HPV, đặc biệt là những người chưa quan hệ tình dục ở tuổi trưởng thành.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Hạn chế quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, thông báo cho đối tác nếu bạn bị nhiễm HPV. 

quan hệ tình dục

6. Phương pháp chẩn đoán sùi mào gà ở lưỡi

Chẩn đoán sùi mào gà ở lưỡi dựa trên những phương thức sau:

  • Quan sát biểu hiện lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra lâm sàng bằng cách quan sát lưỡi và đánh giá các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. 
  • Lịch sử bệnh: Bác sĩ khai thác lịch sử tình dục của người bệnh, liệu người bệnh có tiếp xúc với người bị nhiễm HPV gây bệnh hay không để đánh giá khả năng mắc sùi mào gà.
  • Xét nghiệm: Để chắc chắn, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh làm các xét nghiệm tổng quát. Đồng thời thông qua các xét nghiệm thực hiện bác sĩ cũng loại trừ được các bệnh khác có triệu chứng tương tự như u xơ, u hạt, hắc lào…
  • Sử dụng tinh thể axit axetic: Bác sĩ sử dụng tinh thể này để làm sáng các khu vực bị nhiễm sùi mào gà. Khi tiếp xúc với các khối nhô lên của sùi mào gà sẽ khiến chúng trắng sáng, phát hiện nhanh chóng bệnh.
  • Lấy mô bệnh phẩm: Nếu các phương trên không chính xác hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu, bác sĩ có thể chỉ định lấy thêm mẫu mô trực tiếp từ vùng nhiễm sùi mào gà (nốt sùi, u nhú…) để phân tích qua kính hiển vi trong phòng thí nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của virus gây ra sùi mào gà và đánh giá giai đoạn của bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp được áp dụng cho những trường hợp nghi ngờ mào gà nhưng chưa có biểu hiện rõ ràng. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để xét nghiệm sự hiện diện của virus HPV.
  • HPV Cobas – test: Với phương pháp bác sĩ sử dụng mẫu tế bào chết từ tử cung phụ nữ để thực hiện xét nghiệm sàng lọc tế bào ung thư cổ tử cung và xác định sự hiện diện của virus HPV đồng thời. Công nghệ xét nghiệm HPV Cobas – Test có độ nhạy phát hiện virus gây bệnh rất cao, có thể đạt từ 90 – 95%.
  • Xét nghiệm PCR xác định loại HPV: Thông qua phương pháp này bác sĩ có thể xác định chính xác tình trạng bệnh, đồng thời chẩn đoán được loại HPV gây bệnh. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy mẫu bệnh phẩm từ cổ tử cung, âm đạo hoặc mảnh sinh thiết ở cổ tử cung nữ giới, mẫu niệu đạo hoặc dịch niệu đạo ở nam giới.

ĐĂNG KÝ XÉT NGHIỆM SÙI MÀO GÀ NGAY – NHẬN KẾT QUẢ TRONG NGÀY

xét nghiệm bệnh sùi mào gà

7. Hướng điều trị sùi mào gà ở lưỡi

Điều trị sùi mào gà càng sớm càng tốt là chìa khoá để xoá sổ sùi mào gà. Để điều trị sùi mào gà hiện nay có những phương pháp phổ biến được áp dụng sau:

7.1. Sử dụng thuốc

Các loại thuốc thoa, thuốc tiêm… được sử dụng để làm khô và khiến nốt sùi mào gà rụng đi. Một số loại thuốc đặc trị phổ biến bao gồm: Podophyllotoxin, Imiquimod, Sinecatechins, Bichloroacetic acid, Trichloroacetic acid nồng độ cao 80 – 90%.

7.2. Điều trị dứt điểm bằng công nghệ cao

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ loại thuốc đặc hiệu nào trong điều trị sùi mào gà. Với sự ra đời của công nghệ điều trị sùi mào gà Maitrix Gene, bệnh lý này hoàn toàn có thể chữa khỏi. Đây là công nghệ thế hệ mới, kết hợp đa trị liệu, có thể giúp người bệnh điều trị được hầu hết các tình trạng sùi mào gà từ nhẹ đến nặng ở cả nam và nữ. 

Theo đó, công nghệ Maitrix Gene sử dụng máy Holmium Laser – Long Pulsed giúp tiêu diệt các mạch máu nuôi dưỡng u nhú sùi, cắt đứt nguồn dinh dưỡng cung cấp đến các tổn thương sùi mào gà khiến chúng tự rụng đi. 

Đồng thời, kết hợp công nghệ Laser bước sóng 632,8 nm hoặc 380-400 nm loại bỏ hoàn toàn các tổn thương chứa virus mà không gây chảy máu, không đau, không cần nghỉ dưỡng. Hiệu quả đạt đến 99%, kiểm soát tối đa nguy cơ tái phát bệnh. Sau điều trị bệnh nhân không cần nghỉ dưỡng, không kiêng khem.

ĐẶT LỊCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH LÝ SÙI MÀO GÀ NGAY

điều trị bệnh sùi mào gà

8. Địa chỉ chữa sùi mào gà ở lưỡi hiệu quả và uy tín

Là điểm sáng trong điều trị sùi mào gà với hiệu quả đạt được lên đến 99%, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia trở thành lựa chọn hàng đầu của những bệnh nhân mắc sùi mào gà lâu năm, đã “vái tứ phương” nhưng không chữa được dứt điểm bệnh lý.

Phòng khám Maia&Maia quy tụ đội ngũ bác sĩ Chuyên khoa Da liễu đầu ngành từng công tác tại Bệnh viện tuyến đầu cả nước. Không chỉ mát tay trong điều trị các bệnh lý da liễu nói chung, bệnh sùi mào gà nói riêng mà các bác sĩ tại đây còn rất tận tình với người bệnh. Nhờ đó, tạo ra sự thoải mái và an tâm cho người bệnh khi khám chữa bệnh tại Maia&Maia.

Cùng với đó là sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Cơ sở vật chất khang trang, chuẩn 5 sao với phòng chờ thông thoáng, sạch sẽ, tiện nghi. Góp phần nâng cao hiệu quả điều trị sùi mào gà.

Đặc biệt, khi điều trị sùi mào gà bằng phương pháp Công nghệ Maitrix Gene độc quyền tại Maia&Maia, người bệnh sẽ được cam kết hiệu quả bằng văn bản về việc điều trị dứt điểm đến 99% – không lo tái phát kể từ lần cuối loại bỏ hoàn toàn các tổn thương sùi.

Khi ký xác nhận cam kết, người bệnh sẽ được đảm bảo quyền lợi tuyệt đối trong toàn bộ quá trình điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, không nên gián đoạn hay từ bỏ điều trị, tránh mất quyền lợi hưởng cam kết.

ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM TRỰC TIẾP 1-1 CÙNG BÁC SĨ CHUYÊN KHOA

phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia

9. Lưu ý phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở lưỡi

Phòng ngừa sùi mào gà ở lưỡi bằng những cách sau:

  • Quan hệ tình dục lành mạnh, hạn chế quan hệ bằng miệng (oral sex).
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác (bàn chải đánh răng, khăn mặt, cốc đũa…)
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối.
  • Xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh: Chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục, hạn chế sử dụng chất kích thích bia rượu, thuốc lá…
  • Bổ sung thực phẩm chức năng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tiêm vacxin HPV độ tuổi từ 12 – 26.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh.

Sùi mào gà nguy hiểm khi tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, để chủ động phòng ngừa sùi mào gà ở lưỡi là khuyến cáo được các bác sĩ chuyên khoa da liễu đưa ra để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra.