Sùi mào gà ở môi cũng như bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng nguy hiểm như viêm loét môi, miệng, ung thư vòm họng… Do đó khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ, bạn hãy đến ngay Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia để được thăm khám và điều trị kịp thời với phác đồ chuẩn xác, loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh.
1. Tổng quan về bệnh sùi mào gà ở môi
1.1. Sùi mào gà ở môi là gì?
Sùi mào gà ở môi (Genital Warts) là bệnh lý truyền nhiễm gây ra bởi virus HPV (Human Papilloma Virus). Đây cũng là bệnh lý lây truyền hàng đầu qua đường tình dục, chỉ sau HIV. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn, đặc biệt là thanh thiếu niên, những người đã từng quan hệ tình dục hoặc đang trong độ tuổi sinh sản.
Sùi mào gà ở môi là bệnh khá phổ biến với gần 7% dân số có phát sinh quan hệ tình dục mắc phải và nguyên nhân chủ yếu là do quan hệ tình dục bằng miệng với người mắc sùi mào gà.
1.2. Phân biệt sùi mào gà ở môi với các bệnh khác
Nhiều người lầm tưởng triệu chứng ban đầu của sùi mào gà là nhiệt miệng hay viêm họng. Cho đến khi các mụn sùi mào gà bắt đầu xuất hiện thành cụm giống hoa súp lơ hoặc mào gà, người bệnh mới nhận ra rằng họ đã mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Bệnh nhiệt miệng:
Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét niêm mạc miệng, xảy ra ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, trên nướu hoặc lưỡi… Nguyên nhân chính dẫn đến nhiệt miệng là do:
- Mắc bệnh lý gây suy giảm chức năng gan, khiến tích tụ độc tố và tạo các vết loét trong miệng.
- Các vi sinh vật tấn công gây tổn thương các niêm mạc trong khoang miệng.
- Tổn thương miệng do đánh răng quá mạnh, bị ngã hoặc thiếu chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, C, sắt, kẽm…
Trong khi đó, nguyên nhân chính gây ra sùi mào gà là do nhiễm virus HPV. Biểu hiện của nhiệt miệng giống với sùi mào gà ở chỗ xuất hiện các vết loét trắng, nhỏ, gây đau rát, khó chịu khi ăn uống (đặc biệt là ăn đồ cay nóng, chua) nhưng điểm khác là các vết loét nhiệt miệng có viền đỏ xung quanh, không lây lan và ăn sâu vào biểu bì nên khi khỏi không để lại sẹo. Thông thường bệnh nhiệt miệng chỉ kéo dài trong 1 – 2 tuần, sau đó vết thương sẽ tự lành, không xuất hiện các mụn sùi như bệnh sùi mào gà ở môi.
Bệnh viêm họng:
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm vùng niêm mạc hầu họng, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh này như virus, vi khuẩn, dị ứng, không khí khô lạnh vào mùa đông, ô nhiễm không khí hay do trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh có thể xảy ra cấp tính ở trẻ em hay mãn tính ở người lớn.
Giống với bệnh sùi mào gà, người viêm họng cũng có triệu chứng đau họng, nhất là khi nuốt, kể cả khi uống nước. Nhưng khác với sùi mào gà, ở đợt viêm họng cấp, bệnh thường có biểu hiện xung huyết, không có sự xuất hiện của các nốt mụn sùi như sùi mào gà. Bên cạnh đó, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao, kèm theo nhức đầu, đau mỏi toàn thân, một số trường hợp chảy nước mũi, ngạt mũi và khàn tiếng…
Với những người bị viêm họng mãn tính, bệnh thường có triệu chứng khác đi kèm như ho có đờm hoặc ho khan, vùng ngực phía sau xương ức có cảm giác nóng rát, ợ hơi, ợ chua (gặp ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản). Các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn khi được điều trị bằng thuốc, súc miệng họng hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn.
1.3. Hình ảnh thực tế của sùi mào gà ở môi
Nhận biết sùi mào gà ở môi thông qua những hình ảnh thực tế sau đây để phát hiện kịp thời, điều trị sớm, tránh để bệnh lây lan, đánh mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khoẻ.
2 Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết môi bị sùi mào gà
Triệu chứng sùi mào gà ở môi thường xuất hiện sau 2 – 9 tháng kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh. Điểm danh những triệu chứng cơ bản gồm:
- Xuất hiện những mảng đỏ hoặc trắng ở viền môi và khoang miệng.
- Nổi mụn nhỏ liti, không gây ngứa, đau, mọc độc lập ở bề mặt trơn nhẵn, màu hồng, sờ vào thấy mềm, kích thước khoảng 1 – 2mm.
- Sau một thời gian, những mụn sùi lan rộng thành từng mảng lớn có bề mặt trông như hoa cà hoặc hoa mào gà.
- Các nốt mụn sùi mào gà này dễ vỡ do tác động từ bên ngoài, chẳng hạn như ăn uống hay vô tình ma sát nhẹ, khiến chứng tiết mủ, chảy máu và lây lan.
- Vùng da tổn thương sưng đỏ, dễ viêm loét gây đau đớn, khó chịu.
3. Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở môi
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh sùi mào gà ở môi, bao gồm:
- Quan hệ tình dục bằng miệng: Đây là nguyên nhân chính khiến lây truyền bệnh sùi mào gà.
- Hành động thân mật với người mắc bệnh: Các hoạt động như ôm, hôn, tiếp xúc với môi/miệng, đặc biệt là khi bản thân có vết thương hở ở khoang miệng, nguy cơ nhiễm virus HPV và mắc sùi mào gà ở môi là rất cao.
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt… với người mắc sùi mào gà có thể khiến virus lây sang các cá thể mới, đặc biệt khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu.
- Trẻ sinh ra từ âm đạo của người mẹ mắc virus HPV: Trẻ có thể mắc sùi mào gà các các vùng da như mắt, môi, họng, nếu sinh ra từ âm đạo của người mẹ mắc sùi mào gà.
4. Sùi mào gà ở môi có nguy hiểm không?
Bệnh sùi mào gà ở môi gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Sùi mào gà ở môi khi vỡ ra sẽ gây một số biến chứng sau:
- Viêm loét diện rộng ở môi/miệng, có thể lây nhiễm ở họng gây vướng víu, khó chịu, đau đớn khi ăn uống, giao tiếp.
- Gây mất thẩm mỹ, khiến người đối diện xa lánh. Đồng thời còn có tâm lý tự ti, mặc cảm, ngại tiếp xúc với người khác, ảnh hưởng lớn chất lượng cuộc sống và công việc.
- Tăng nguy cơ lây nhiễm cho người khác, ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng.
- Nguy hiểm hơn cả, bệnh có thể gây ra ung thư vòm họng, trực tràng, đặc biệt với những trường hợp mắc virus HPV type 16 hoặc type 18.
Chi tiết: Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? Ths. Bs Nguyễn Tiến Thành giải đáp
5. Phương pháp chẩn đoán sùi mào gà ở môi
Khi xuất hiện triệu chứng sùi mào gà, người bệnh nên thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác, tránh nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Một số phương pháp chẩn đoán sùi mào gà thường là:
- Kiểm tra bằng acid acetic: Bôi trực tiếp dung dịch lên vùng nghi nhiễm sùi mào gà trong khoảng 2 – 5 phút. Quan sát sự thay đổi của protein và acid acetic. Theo đó các tế bào sùi mào gà sẽ có những phản ứng với dung dịch khác các tế bào bình thường. Những tế bào nhiễm bệnh, dung dịch sẽ có phản ứng chuyển sang màu trắng. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là cho kết quả dương tính giả với vết thương ngoài da.
- Kiểm tra tổ chức miễn dịch: Được thực hiện nhằm phát hiện sự tồn tại của virus sùi mào gà bằng cách sử dụng kháng thể đặc biệt. Nếu dương tính, kháng nguyên Peroxidase chống peroxidase có trong xét nghiệm sẽ chuyển sang màu đỏ.
- Kiểm tra bệnh lý: Đây là một trong những phương pháp phổ biến, qua phân tích các biểu bì có tăng sinh sẽ giúp tìm ra các tế bào mang mầm bệnh virus HPV.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM VÀ XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN BỆNH SÙI MÀO GÀ NGAY
6. Cách điều trị bệnh sùi mào gà ở môi
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở môi thường dài hơn những căn bệnh khác Trong giai đoạn đầu bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng. Vì thế, khi có dấu hiệu lạ ở môi, người bệnh nên thăm khám sớm để có phác đồ điều trị kịp thời. Thông thường để điều trị sùi mào gà ở môi, bác sĩ áp dụng 2 phương pháp phổ biến.
6.1. Điều trị bằng thuốc
Với trường hợp nhẹ, sùi mào gà được chỉ định điều trị bằng thuốc bôi hoặc thuốc chấm dung dịch. Việc sử dụng loại thuốc nào, liều lượng ra sao, thời gian dùng như thế nào cần có sự chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà haowjc uống sia liều lượng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Tính đến hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc hiệu trị dứt điểm sùi mào gà. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, bệnh vẫn tái phát như thường. Một số loại thuốc chữa sùi mào gà thường được bác sĩ kê như:
- Thuốc Trichloactic acid
- Thuốc Podophylline nồng độ 20 – 25%
- Thuốc Imiquimod
6.2. Trị bệnh dứt điểm bằng công nghệ cao
Với sự ra đời của công nghệ điều trị sùi mào gà Maitrix Gene, bệnh lý này hoàn toàn có thể chữa khỏi. Đây là công nghệ thế hệ mới, kết hợp đa trị liệu, giúp người bệnh điều trị được hầu hết các tình trạng sùi mào gà ở môi từ nhẹ đến nặng ở cả nam và nữ.
Theo đó, công nghệ Maitrix Gene sử dụng máy Holmium Laser – Long Pulsed giúp tiêu diệt các mạch máu nuôi dưỡng u nhú sùi, cắt đứt nguồn dinh dưỡng cung cấp đến các tổn thương sùi mào gà khiến chúng tự rụng đi.
Đồng thời, kết hợp công nghệ Laser bước sóng 632,8 nm hoặc 380-400 nm loại bỏ hoàn toàn các tổn thương chứa virus ở môi mà không gây chảy máu, không đau, không cần nghỉ dưỡng. Hiệu quả đạt đến 99%, kiểm soát tối đa nguy cơ tái phát bệnh. Sau điều trị bệnh nhân không cần nghỉ dưỡng, không kiêng khem.
CHẤM DỨT NỖI ÁM ẢNH SÙI MÀO GÀ NGAY HÔM NAY!
7. Địa chỉ chữa sùi mào gà ở môi hiệu quả, uy tín
Là địa chỉ nhận được sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia trở thành lựa chọn hàng đầu của người mắc bệnh sùi mào gà. Maia&Maia có hơn 14 năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý sùi mào gà cho mọi đối tượng, với mức độ bệnh khác nhau.
Maia&Maia sở hữu công nghệ Maitrix Gene độc quyền thế hệ mới, với nhiều ưu điểm vượt trội, loại bỏ hoàn toàn các tổn thương chứa virus, ngăn chặn khả năng tái phát của bệnh. Bệnh nhân không đau, không chảy máu, không bị sẹo xấu và không cần nghỉ dưỡng.
Bên cạnh đó Maia&Maia còn quy tụ đội ngũ bác sĩ da liễu có chuyên môn giỏi, tay nghề cao. 100% bác sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề, thường xuyên được đào tạo, cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới trong điều trị, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho mọi khách hàng.
Không những thế, Maia&Maia còn rất trú trọng đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng công nghệ Maitrix Gene thế hệ mới tân tiến nhất hiện nay. Với những ưu điểm vượt trội về hiệu quả điều trị và tính an toàn, Maitrix Gene mang tới giải pháp điều trị sùi mào gà ưu việt cho người bệnh.
Ngoài ra, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia còn tự hào là cơ sở y tế duy nhất cam kết chữa trị hiệu quả, dứt điểm sùi mào gà 99% bằng văn bản. Với cam kết này, người bệnh sẽ được đảm bảo không xuất hiện u nhú mới do virus HPV gây ra kể từ lần cuối điều trị sạch hoàn toàn tổn thương sùi.
Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong suốt quá trình chữa trị, không gián đoạn hay từ bỏ liệu trình đã được đề ra để tối ưu hiệu quả điều trị. Qua đó, người bệnh cũng được đảm bảo tối đa quyền lợi của mình sau khi ký cam kết.
ĐĂNG KÝ HOẶC GỌI NGAY HOTLINE ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ KỊP THỜI!
8. Biện pháp phòng tránh bệnh sùi mào gà ở môi
Phòng ngừa sùi mào gà có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Tiêm vacxin ngừa HPV ở cả nam và nữ, giúp giảm nguy cơ mắc sùi mào gà do virus HPV gây ra.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đây là biện pháp vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khoẻ tổng thể, đặc biệt là phát hiện sớm và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.
- Sinh hoạt tình dục lành mạnh: Sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn như đeo bao cao su khi quan hệ tình dục. Duy trì quan hệ hôn nhân chung thuỷ một vợ/một chồng.
- Bỏ các thói quen xấu: Những thói quen xấu cần loại bỏ là quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung đồ dùng cá nhân, sử dụng chất kích thích, vệ sinh cơ thể không đúng cách.
Mắc sùi mào gà ở môi không chỉ đánh mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người bệnh. Do đó, khi mắc sùi mào gà người bệnh cần thăm khám sớm, điều trị đúng cách để triệt tiêu tận gốc mầm bệnh.