Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành- Giám đốc chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia & Maia.
Bài viết này được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành – Giám đốc Chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.
Bệnh chàm tổ đỉa hay còn được gọi tắt là bệnh tổ đỉa – vấn đề da liễu tương đối phổ biến. Căn bệnh này tuy không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tổng thể nhưng lại khiến nhiều người trở nên kém tự tin hơn rất nhiều. Để hiểu rõ hơn về bệnh tổ đỉa, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé!
1. Bệnh chàm tổ đỉa là gì?
Bệnh chàm tổ đỉa (bệnh tổ đỉa) là bệnh lý da liễu thường gặp thuộc loại viêm da cơ địa đặc biệt. Biểu hiện của bệnh thường thấy tương đối rõ rệt với tổn thương mụn nước được hình thành ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Các tổn thương mụn nước có thể có kích thước từ vài mm đến lớn hơn. Đồng thời, các tổn thương này gây ngứa nhiều cho người bệnh, đặc biệt khi thời tiết hanh khô. Bệnh tổ đỉa nếu không được điều trị đúng có thể bị bội nhiễm, nhiễm trùng, nhiễm nấm gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, năng suất lao động.
2. Tìm hiểu nguyên nhân bị tổ đỉa
Nhiều người bệnh thắc mắc rằng đâu là nguyên do khiến bệnh nhân mắc phải bệnh chàm tổ đỉa? Trên thực tế, cơ chế bệnh sinh của bệnh tổ đỉa chưa được sáng tỏ, tuy nhiên đặc biệt phổ biến một số nguyên nhân sau:
- Do yếu tố di truyền: Nếu như gia đình của bạn có người thân mắc bệnh lý viêm da cơ địa và mày đay, nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa sẽ càng cao hơn.
- Nếu như phải làm việc trong môi trường có điều kiện nóng ẩm và khắc nghiệt, da thường xuyên phải tiết mồ hôi thì các vấn đề da dễ xảy ra hơn bao giờ hết. Ngoài ra, đối với người tiếp xúc nhiều với hóa chất, chất tẩy rửa cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
- Mắc bệnh tổ đỉa còn có thể do bị dị ứng thực phẩm, nguy cơ càng cao khi dị ứng với các món ăn lạ hoặc hải sản.
- Người có cơ địa sẵn bị dị ứng hoặc khả năng mắc bệnh cao.
- Chàm tổ đỉa cũng có thể bị nặng hơn do tác dụng phụ của một số loại thuốc đặc trị bệnh.
3. Bệnh tổ đỉa có những phân loại nào?
Bệnh tổ đỉa thường được phân thành các loại chính như sau:
- Chàm tổ đỉa ở thể giản đơn: Bệnh tổ đỉa ở thể này chỉ hình thành nốt mụn nhỏ trên da. Bệnh lúc này sẽ thường kèm thường triệu chứng ngứa, có thể lan rộng dần và xuất hiện đầu tiên ở khu vực lòng bàn tay.
- Tổ đỉa bội nhiễm: Đây là một trong những dạng bệnh nguy hiểm với biểu hiện là các nốt mụn to và bên trong có chứa mủ, vỡ chảy dịch, gây trợt, loét và đau rát.
- Chàm tổ đỉa ở dạng bọng nước: Ở dạng này, bệnh nhân mắc tổ đỉa thường do dị ứng với hóa chất, biểu hiện rõ ràng là những nốt mụn thường có kích thước nhỏ bằng hạt đậu và bên trong có chứa dịch nước vô cùng dễ vỡ.
- Thể khô của bệnh tổ đỉa: Đối với dạng này, các nốt mụn của bệnh nhân sẽ thường mọc thành từng đám và không có chứa nước bên trong. Tuy nhiên, việc này cũng dễ gây tổn thường, ngứa ngáy tay, tróc da.
4. Giải đáp bệnh tổ đỉa có lây không?
Không ít bệnh nhân thắc mắc rẳng bệnh tổ đỉa có lây không, tuy nhiên, theo bác sĩ chuyên khoa, bệnh này hoàn toàn không lây. Đại đa số các vấn đề về ngoài da đều có thể dễ dàng lây lan, nhưng điều này không đúng với bệnh tổ đỉa. Về cơ bản, chàm tổ đỉa là vấn đề bệnh cơ địa của mỗi cá nhân riêng biệt.
Trên thực tế, các nốt mụn tổ đỉa có thể biểu hiện ở nhiều vùng da khác trên cơ thể của người bệnh nhưng không có khả năng lây sang cơ thể của người khác thông qua giao tiếp thường ngày. Đặc biệt, ngày cả với trường hợp khi mụn nước có bị vỡ ra và tiếp xúc dịch với da của đối phương, họ có thể an tâm không bị lây nhiễm.
5. Chàm tổ đỉa có chữa khỏi được không?
Chàm tổ đỉa là bệnh lý mạn tính. Điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu do bệnh mang lại, nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế việc tái phát của bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển và xuất hiện biến chứng nặng nề.
Tuy là căn bệnh không dễ lây lan nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh chàm tổ đỉa có thể xuất hiện ở diễn biến nặng nề hơn. Đặc biệt là tình trạng ngứa ngáy, đỏ rát và sưng nề vô cùng khó chịu.
Nếu để bệnh tổ đỉa càng lan rộng, các nốt mụn nhỏ sẽ phát triển lớn hơn và thường bị phồng rộp. Trường hợp nốt mụn bị vỡ dịch ra sẽ khiến người bệnh vô cùng đau rát. Thậm chí, trong lúc này, nếu không có được phương pháp xử lý kịp thời và phù hợp, chúng sẽ bị nhiễm trùng và càng kéo dài hơn thời gian điều trị, thậm chí sẽ hao phí tiền bạc và tạo tâm lý chán nản cho người bệnh.
6. Các cách điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả
Giải đáp kĩ hơn về bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thời gian bắt đầu điều trị, thời điểm phát bệnh và cách điều trị bệnh tổ đỉa được áp dụng như thế nào. Việc nắm bắt thời điểm phát hiện và điều trị bệnh vô cùng quan trọng. Do đó, người bệnh cần thăm khám càng sớm càng tốt.
6.1. Điều trị tổ đỉa tại chỗ
Đối với những trường hợp bệnh lý từ nhẹ đến trung bình, khi bệnh nhân thăm khám kịp thời, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tại chỗ bằng một số cách như:
- Ngâm vùng da bị nhiễm bệnh vào dung dịch thuốc tím loãng với tỷ lệ pha được bác sĩ chỉ định.
- Bôi thuốc chống nhiễm khuẩn ở các phần mụn mủ bị vỡ và nhiễm trùng. Đặc biệt, đối với mụn tổ đỉa bị bọng nước, người bệnh có thể chích vỡ và thoa thuốc. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, kỹ thuật chích mụn mủ phải được thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn, tránh tình trạng nhiễm trùng.
- Sử dụng thuốc bôi chứa steroid giúp giảm viêm, giảm ngứa trong đợt cấp của bệnh. Nhưng cần được hướng dẫn sử dụng và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra duy trì dưỡng ẩm thường xuyên là rất cần thiết giúp phục hồi da và hạn chế đợt tái phát bệnh.
6.2. Lựa chọn cơ sở Y tế uy tín để thăm khám và điều trị
Theo những phân tích ở trên, việc sớm phát hiện ra bệnh sẽ giúp bệnh nhân có được phác đồ sớm và phòng tránh được nhiều nguy cơ rủi ro. Đồng thời, việc lựa chọn đúng cơ sở Y tế uy tín sẽ phòng ngừa được những trường hợp và xu hướng phát triển của bệnh sớm nhất nhằm đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
Bệnh tổ đỉa có thể được thuyên giảm và trở về tình trạng ổn định nếu được điều trị theo phác đồ y khoa chuẩn xác. Tại phòng khám chuyên khoa Maia&Maia, với công nghệ điều trị dẫn đầu Maitrix Laser cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm là nơi thăm khám được nhiều bệnh nhân tin tưởng.
Đồng thời, hàng trăm nghìn bệnh nhân đã được chữa khỏi và vui mừng khi những vấn đề da liễu mắc phải từ mụn, viêm da cơ địa,… được thuyên giảm rõ rệt. Theo đó, bệnh tổ đỉa sẽ được chữa khỏi nhưng bệnh nhân cũng cần được hướng dẫn cách chăm sóc da đúng cách để tránh tình trạng bệnh tái phát. Nếu sau khi điều trị khỏi mà bệnh nhân tiếp tục phải làm việc trong môi trường nóng ẩm, hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất tẩy rửa thì rất dễ bị lại.
Do vậy, để phòng tránh bệnh tổ đỉa “ghé thăm” trở lại thì tốt nhất người bệnh cần phải tránh xa những yếu tố này. Đồng thời cải thiện chế độ ăn uống giàu vitamin để tăng sức đề kháng, phòng tránh các loại bệnh tật.
Tổng kết lại, bạn không cần lo ngại khi tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc bệnh, cần nhanh chóng đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị sớm nhất có thể.Để đặt lịch khám với bác sĩ, Quý khách vui lòng bấm số 1800.4888 hoặc đặt lịch trực tiếp tại fanpage Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia để được thăm khám kịp thời!
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
Facebook: https://www.facebook.com/phongkhammaiahanoi
Hotline: 18004888 và 024 3933 6868
Địa chỉ: Số 21 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.