[TỔNG HỢP] Mụn hạt cơm và những thông tin về bệnh bạn cần biết!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành- Giám đốc chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia & Maia.

Bệnh hạt cơm còn thường được biết với tên gọi khác là mụn cơm – căn bệnh da liễu ngày càng có tỉ lệ người mắc bệnh gia tăng. Tuy nhiên, mụn hạt cơm không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ và sinh hoạt thường ngày. 

Đồng thời, bệnh hạt cơm có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là người trẻ. Để hiểu rõ hơn về mụn hạt cơm, bạn hãy cùng Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Thế nào là bệnh hạt cơm?

Hạt cơm là bệnh ngoài da do virus gây u nhú – Papovarius (Human Papilloma Virus) thuộc nhóm HPV gây ra. Tuy nhiên, HPV có đến hơn 100 tuýp, mỗi tuýp gây bệnh sẽ liên quan tới một vùng da và một tổ chức riêng biệt. Bệnh hạt cơm có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như cơ quan sinh dục, vùng hậu môn hay ở niêm mạc,…

Theo đó, hạt cơm cũng có nhiều dạng, phổ biến với hạt cơm thông thường, hạt cơm lòng bàn chân, bàn tay hoặc hạt cơm phẳng và hạt cơm sinh dục. Trong đó, người bệnh thường mắc chủ yếu ở hai dạng hạt cơm là hạt cơm thường và hạt cơm phẳng. 

1.1. Hạt cơm thường là như thế nào?

Mụn hạt cơm thông thường (Verruca Vulgaris) có bề mặt xù xì, bề mặt dày sừng, dạng bán cầu hoặc hình dẹt với đường kính từ vài mm đến 2 cm. Thương tổn là những tổn thương sùi ra ngoài bề mặt ở trung tâm mỗi vết sùi có thể bị lõm xuống. 

Bề mặt hạt cơm có rãnh khía, số lượng có thể thay đổi từ một vài cái đến vài chục cái, đôi khi tập hợp lại ở vị trí ngón tay, khuỷu tay hoặc ở mu bàn tay. Ngoài ra, vị trí hay gặp của loại hạt cơm thường cũng là vùng da dễ bị sang chấn như mặt duỗi các khớp liên đốt hoặc khớp bàn đốt và vùng tỳ đè của bàn chân.

Bệnh hạt cơm thể thường do HPV tuýp 1, 2, 4, 27 và 29 gây nên và đôi khi là các loại khác nhau ở những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch. Một số biến thể còn có hình dạng khác thường như súp lơ hoặc hình củ, xuất hiện thường xuyên nhất trên đầu và cổ, đặc biệt ở vùng da đầu và râu.

Đặc biệt, hạt cơm thường không gây đau đơn cho người bệnh, ngoại trừ khi bạn bóp vào mụn hoặc tác động mạnh vào hạt cơm mới thấy đau.

[TỔNG HỢP] Mụn hạt cơm và những thông tin về bệnh bạn cần biết!
Hình dạng của mụn hạt cơm thường thấy

1.2. Mụn hạt cơm dạng phẳng là gì?

Hạt cơm phẳng thường do HPV tuýp 3, 10, 26 – 29 và 41 gây ra. Mụn hạt cơm dạng phẳng thường là những sẩn nhẫn, có đầu phẳng và màu nâu hồng. Thông thường, nốt hạt cơm dạng phẳng thường nằm trên mặt và dọc theo các vết xước. 

Loại bệnh hạt cơm này sẽ phổ biến hơn ở trẻ em và thanh niên, đặc biệt dễ lây lan và khó điều trị. Các sẩn ở hạt cơm phẳng có kích thước nhỏ từ 1 – 5mm, hình đa giác hoặc hình tròn, xuất hiện thành dải hoặc đám (dấu hiệu Koebner). Thông thường, người bệnh mắc dạng này sẽ gặp ở mặt, cánh tay và thân mình.

2. Tìm hiểu nguyên nhân và nguy cơ mắc bệnh hạt cơm

Những thông tin bên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dấu hiệu và triệu chứng khi mắc bệnh hạt cơm, bạn cũng cần nắm bắt lý do tại sao lại bị hạt cơm. 

2.1. Tại sao lại mắc bệnh hạt cơm?

Theo chia sẻ, việc mắc hạt cơm là do nhiễm virus HPV u nhú ở người với hơn 100 tuýp. Việc chấn thương hoặc xây xát tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấy ghép biểu bì ban đầu. Tiếp đó, sự lây lan có thể xảy ra bằng cách cấy tự động. Ngoài ra, những yếu tố miễn dịch cũng ảnh hưởng đến sự lây lan. 

Người bệnh bị ức chế miễn dịch, đặc biệt là những người ghép thận hoặc bị nhiễm HIV với nguy cơ đặc biệt phát triển các tổn thương toàn thân khó để điều trị. 

2.2. Những nguy cơ mắc mụn hạt cơm

Ngoài việc hiểu nguyên nhân dẫn đến bị hạt cơm, bạn cũng cần quan tâm đến những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải mụn cơm để lưu ý phòng ngừa.

Với trẻ em và thanh thiếu niên, cơ thể của trẻ còn chưa phát triển và hình thành đầy đủ khả năng miễn dịch đối với virus.

Đặc biệt lưu ý những người nhiễm HIV/AIDS, những người đã từng cấy ghép nội tạng bởi hệ thống miễn dịch của họ suy yếu hơn.

[TỔNG HỢP] Mụn hạt cơm và những thông tin về bệnh bạn cần biết!
Bệnh nhân nhiễm HIV có nguy cơ cao mắc bệnh hạt cơm

3. Nốt hạt cơm có lây được không?

Bệnh mụn cơm vô cùng dễ lây lan vì do virus gây ra nên các tổn thương này có thể lây nhiễm giữa các vùng khác nhau trên cơ thể. Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với da qua những tổn thương nhỏ khi bị trầy xước hoặc cào và gãi. 

Điều này dễ dàng tạo điều kiện cho virus xâm nhập và là thời điểm lây nhiễm virus gián tiếp qua những vật dụng bị nhiễm như dùng chung đồ sinh hoạt, dụng cụ cầm tay, cùng chung nhà tắm công cộng hoặc hồ bơi. Do đó, ai cũng dễ mắc bệnh da liễu này, đặc biệt là người ở lứa tuổi lao động hoặc thanh thiếu niên. 

Ngoài ra, phụ nữ làm móng, hay cắt khóe móng chân – tay, vô cùng dễ bị lây mụn cơm. Đồng thời, những người bị tổn thương hàng rào bảo vệ da, bệnh viêm da cơ địa và người bị suy giảm miễn dịch sẽ thường có xu hướng lan tỏa và xảy ra biến chứng nặng hơn.

Việc gãi hoặc chà xát sẽ tạo các vệt trầy xước, theo đó, virus có chiều hướng lan theo đường gãi và gây nhiễm trùng da. Đối với các bệnh nhân nữ có thói quen cạo lông chân sẽ có nguy cơ bị lây lan thành các mọc mụn dày đặc,… 

Những bệnh nhân suy giảm miễn dịch khi mắc các bệnh như AIDS hoặc ghép tạng có khả năng cao bị nổi mụn cơm nhiều và lan rộng hơn. Do đó, người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm, nếu để lâu hạt cơm sẽ có chiều hướng gia tăng mạnh, biến chứng nặng và lan rộng.

[TỔNG HỢP] Mụn hạt cơm và những thông tin về bệnh bạn cần biết!
Nốt mụn cơm ở chân hoàn toàn có thể lây lan

4. Làm sao để phòng tránh bị mụn cơm?

Để phòng tránh bị mụn cơm, bạn cần hạn chế tiếp xúc, không nên cào hay giật mụn bởi nó sẽ gây tổn thương các nốt mụn đã xuất hiện hoặc trường hợp bị nhiễm khuẩn chúng có thể mọc lại. Theo đó, việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ vô cùng quan trọng, bạn cũng cần đảm bảo vệ sinh trong ăn uống và bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

Đặc biệt, trường hợp hạt cơm ở vùng sinh dục có thể lây nhiễm qua đường tình dục, bạn cần cân nhắc và sử dụng các biện pháp phòng tránh an toàn khi quan hệ.

[TỔNG HỢP] Mụn hạt cơm và những thông tin về bệnh bạn cần biết!
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cơ thể

5. Điều trị mụn hạt cơm chuẩn Y khoa

Mụn cơm tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày. Do đó, người bệnh cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm cách chữa bệnh da liễu này triệt để và không tạo sẹo. Đối với bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, việc điều trị sẽ kiểm soát được kích thước và số lượng của hạt cơm.

Làm sao để chữa mụn cơm hiệu quả luôn là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bước đầu, bệnh nhân cần lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm để thực hiện khám chữa an toàn chuẩn Y khoa.

Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tự hào là cơ sở y tế với quy mô lớn nhất tại Hà Nội, có đăng ký giấy phép hoạt động và danh mục kỹ thuật rõ ràng do Sở Y tế Hà Nội cấp phép được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn chữa bệnh. Theo đó, hơn 100.000 bệnh nhân hài lòng và nhận được kết quả tốt sau điều trị.

[TỔNG HỢP] Mụn hạt cơm và những thông tin về bệnh bạn cần biết!
Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn
Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và có tiếng trên thương trường chiến đấu  với bệnh da liễu như bác sĩ Nguyễn Tiến Thành, bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn,…điều trị hàng nghìn ca bệnh thành công. Đồng thời, Maia&Maia luôn đầu tư và cập nhật những công nghệ, máy móc tân tiến và hiện đại nhất được nhập khẩu từ nước ngoài.

Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc về bệnh mụn cơm, đừng chần chừ mà liên hệ ngay số hotline 18004888 và 024 3933 6868 để được gặp bác sĩ tư vấn để đặt lịch thăm khám với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Hy vọng những thông tin về bệnh hạt cơm mà Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia chia sẻ hữu ích với bạn. Khi đã đã hiểu rõ hơn về bệnh da liễu này và địa điểm thăm khám da liễu uy tín tại Hà Nội, hãy lan tỏa thông tin cho người thân và bạn bè xung quanh nhé!

 

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

Facebook: https://www.facebook.com/phongkhammaiahanoi 

Hotline: 18004888 và 024 3933 6868 

Địa chỉ: Số 21 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.