Mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối là hiện tượng xuất hiện phổ biến. Vì thế nên nhiều người thường chủ quan trong quá trình điều trị dẫn đến những tác động xấu cho mẹ bầu và thai nhi. Bài viết sau của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ chia sẻ nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Dấu hiệu mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối
Mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối không phải tình trạng hiếm gặp. Cơn ngứa ở giai đoạn này thường đi kèm với các triệu chứng như:
- Sưng đỏ, nóng rát tại cơ quan sinh dục
- Ngứa ngáy có thể từ nhẹ đến rất khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.
- Tiết khí hư bất thường, có mùi hôi và màu sắc lạ hoặc vón cục kèm.
- Xuất hiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt
- Đau khi quan hệ tình dục
- Cơ thể bị sốt, mệt mỏi hay ớn lạnh
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa vùng kín
Tam cá nguyệt thứ 3 là thời điểm cơ thể của mẹ bầu có nhiều thay đổi, dễ mắc các vấn đề liên quan đến phụ khoa, đặc biệt là xuất hiện tình trạng ngứa ngáy vùng kín. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối:
Lý do sinh lý
Mẹ bầu bị ngứa vùng kín có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường do:
- Rạn da: Sự tăng cân nhanh chóng ở giai đoạn cuối thai kỳ khiến vùng háng, lông mu xuất hiện nhiều vết rạn dẫn đến tình trạng ngừa ở vùng kín.
- Rối loạn nội tiết: Hormone estrogen và progesterone bị thay đổi làm tăng độ ẩm và tính axit tại vùng kín tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây cảm giác ngứa ngáy.
- Các tuyến tiết dịch hoạt động mạnh mẽ: Tình trạng ẩm ướt, tiết nhiều dịch trơn ở giai đoạn cuối thai kỳ thường khiến vùng kín bị ngứa.
Dấu hiệu bệnh lý
Ngoài nguyên nhân sinh lý, ngứa vùng kín cũng có thể là những dấu hiệu của các bệnh lý như:
- Bệnh phụ khoa: Các bệnh như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tử cung thường xuất hiện tình trạng mất cân bằng vi khuẩn ở âm đạo, tiết nhiều khí hư gây ngứa vùng kín
- Bệnh tình dục: Nhiễm trùng da do vi khuẩn tấn công, số lượng nốt sùi mào gà tăng nhanh chóng dẫn đến tiết nhiều dịch khiến vùng kín bị ngứa ngáy, khó chịu.
- Rận lông, nấm vùng kín: Vệ sinh vùng kín không đúng cách dễ khiến vi khuẩn, rận, nấm thường sinh sôi và phát triển gây cảm giác ngứa dữ dội
Mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng xấu như:
- Với mẹ bầu: Vùng kín bị ngứa ngáy khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ vậy, tình trạng ngứa ngáy do vi khuẩn, nấm để lâu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm khác.
- Với em bé: Mẹ bầu bị ngứa ngày vùng kín thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn khiến em bé bị suy dinh dưỡng. Không chỉ vậy, khi sinh thường, vi khuẩn gây ngứa vùng kín còn khiến trẻ mắc các bệnh liên quan đến da, đường hô hấp,.. Ngoài ra, nếu mẹ bầu tự ý điều trị tại nhà gây ảnh xấu đến tim, xương, não bộ của em bé.
Cách điều trị ngứa vùng kín trong thai kỳ
Điều trị sớm ngứa vùng kín sớm sẽ giúp ngăn chặn những tác động xấu đến mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là những cách trị ngứa vùng kín mà mẹ bầu nên biết:
Chăm sóc tại nhà
- Vệ sinh vùng kín từ trước ra sau tránh để nhiễm khuẩn từ hậu môn
- Nên vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ tình dục hay đi vệ sinh
- Không thụt rửa âm đạo sâu gây mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên
- Dùng dung dịch vệ sinh chứa thành phần dịu nhẹ
- Lựa chọn đồ lót có chất liệu thông thoáng, vừa vặn giúp vùng kín khô thoáng
- Thoa kem dưỡng ẩm nhằm làm dịu vùng da bị rạn nứt
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin D, axit linoleic nhằm tăng sức đề kháng cho mẹ bầu chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm từ môi trường bên ngoài.
- Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, gia vị cay, nhiều dầu mỡ,… khiến vùng kín tăng nhiệt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm tấn công gây ngứa ngáy tại vùng kín
- Không sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá,… làm mất cân bằng môi trường bên trong “cô bé”, gây cảm giác ngứa ngáy.
- Nên quan hệ chung thủy 1 vợ – 1 chồng nhằm tránh mắc các bệnh tình dục khiến vùng kín bị ngứa ngáy
- Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thư giãn nhằm tăng đề kháng cho cơ thể chống lại các tác nhân gây ngứa vùng kín.
Thăm khám bác sĩ
Để tránh tình trạng ngứa ngáy tiến triển nặng, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm vùng kín, các mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Thông thường, trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc như: kem bôi, viên đặt nhằm chống nấm và giảm ngứa. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc, các mẹ bầu cần lưu ý những điều sau: Tìm hiểu kỹ về các tác dụng phụ của thuốc, tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ.
Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị khi mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối. Nếu mẹ bầu bị ngứa vùng kín do mắc sùi mào gà, hãy liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn chi tiết.