Đốt sùi mào gà xong kiêng gì là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi việc tuân thủ những lưu ý kiêng khem có thể đảm bảo được tối đa hiệu quả điều trị, ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ xấu tác động đến vết thương. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.
I. Tầm quan trọng của việc kiêng khem sau khi đốt sùi mào gà
Thói quen sinh hoạt, chế độ chăm sóc và dinh dưỡng sau đốt sùi mào gà ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Đặc biệt, các bác sĩ chuyên khoa da liễu nhấn mạnh người bệnh cần lưu ý kiêng một số hoạt động và thực phẩm sau điều trị. Cụ thể tầm quan trọng của việc kiêng khem đó là:
- Ngăn ngừa nhiễm trùng: Vùng da sau đốt sùi mào gà rất nhạy cảm và dễ tổn thương. Do đó, việc kiêng khem sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập vào vết thương.
- Rút ngắn thời gian điều trị: Tuân thủ kiêng khem cũng như hướng dẫn chăm sóc sau khi đốt sùi mào gà giúp đảm bảo hiệu quả của quá trình điều trị và giả, nguy cơ tái phát bệnh.
II. Đốt sùi mào gà xong kiêng gì?
Sau khi đốt sùi mào gà để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục, vận động mạnh, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân và tránh các thực phẩm có hại.
1. Quan hệ tình dục
Một trong những con đường lây truyền virus HPV gây bệnh sùi mào gà chính đó là quan hệ tình dục. Do đó sau đốt sùi mào gà người bệnh cần tránh quan hệ tình dục để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm virus HPV sang cho bạn tình.
Chi tiết: Đốt sùi mào gà bao lâu thì quan hệ được? 6 yếu tố tác động đến thời gian kiêng cữ
2. Vận động mạnh
Việc kiêng vận động mạnh sau đốt sùi mào gà sẽ tránh làm vùng da điều trị các nốt sùi tổn thương. Hơn nữa, hoạt động mạnh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vùng da đó. Đồng thời kéo dài thời gian hồi phục sau điều trị.
3. Dùng chung đồ cá nhân
Virus HPV có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng cá nhân của người mắc bệnh như khăn tắm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng,… Đó là lý do các bác sĩ da liễu khuyến cáo người bệnh tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác để ngăn chặn sự lây lan của virus gây sùi mào gà.
4. Một số thực phẩm có hại
Ngoài những lưu ý kể trên, người bệnh khi đã điều trị khỏi sùi mào gà bằng phương pháp đốt cũng cần kiêng ăn uống một số loại thực phẩm có hại sau:
- Đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ: Đây là những loại thực phẩm chứa nhiều axit béo, không có lợi cho vùng da bị tổn thương, khiến vết thương lâu lành và thậm chí là có thể bị nhiễm trùng.
- Các loại hải sản: Thực phẩm này người đốt sùi mào gà không nên ăn bởi chúng có tính hàn, khi ăn nhiều sẽ khiến vết thương lâu liền, tăng nguy có viêm nhiễm.
- Thức ăn nhanh: Bánh mì, xúc xích rán, khoai tây chiên hay gà rán,… là những thực phẩm được nhiều người ưa chuộng thế nhưng chúng lại chứa rất nhiều chất béo không tốt
- Bia rượu, chất kích thích: Nhóm đồ uống chứa cồn người bệnh sau đốt sùi mào gà cần kiêng đó là bia rượu, cafe, thuốc lá. Bởi đây là nhóm gây kích thích giúp virus gây bệnh sùi mào gà có cơ hội phát triển và tái nhiễm nhanh hơn.
III. Đốt sùi mào gà cần kiêng trong bao lâu?
Thông thường sau đốt sùi mào gà, vết thương sẽ hồi phục sau 5 – 7 ngày. Đặc biệt với sự tiến bộ của y học hiện đại, thời gian lành thương có thể được rút ngắn hơn. Do đó, để đảm bảo kết quả thu được là tối ưu, bạn cần tuân thủ những dặn dò từ bác sĩ.
IV. Hướng dẫn chăm sóc đúng cách sau khi đốt sùi mào gà
Có thể thấy việc kiêng khem và chăm sóc đúng cách sau khi điều trị sùi mào gà đóng vai trò hết sức quan trọng. Dưới đây là những hướng dẫn chăm sóc từ bác sĩ, bạn có thể tham khảo:
1. Chế độ ăn uống
Ăn những thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là chứa chất chống oxy hóa để tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp vết thương mau lành. Đồng thời không nên sử dụng rượu bia, các chất kích thích làm ảnh hưởng đến vết thương và sức khỏe.
2. Chế độ vệ sinh, sinh hoạt
- Vệ sinh vùng kín: Dùng một chiếc khăn bông mềm, thấm nước và nhẹ nhàng vệ sinh vùng kín khoảng 2 – 3 lần/ngày. Lưu ý, không tác động mạnh bạo tránh tổn thương vết thương.
- Trang phục: Nên lựa chọn những trang phục rộng rãi, thông thoáng để tránh cọ xát vào vết thương.
- Uống thuốc: Sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ và uống đúng, đủ liều.
3. Tái khám định kỳ
Bệnh nhân cần tuân thủ lịch hẹn tái khám định kỳ của bác sĩ hoặc quay lại tái khám ngay khi có những dấu hiệu như vết thương sưng đỏ, sưng nề, chảy nhiều máu, sốt cao…
Như vậy đốt sùi mào gà xong kiêng gì đã có lời giải đáp. Điều quan trọng người bệnh phải ghi nhớ đó là việc tuân thủ kiêng khem sẽ giúp rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả điều trị. Vì thế, hãy luôn ghi nhớ và thực hiện theo những cặn dặn từ bác sĩ chuyên khoa da liễu để loại bỏ triệt để tình trạng bệnh.