Bệnh lang ben có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành- Giám đốc chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia & Maia.

Bệnh Lang ben là bệnh lý da liễu phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi do nấm Malassezia furfur gây ra. Biểu hiện của bệnh là sự xuất hiện của nhiều mảng với màu sắc khác nhau từ trắng, nâu hay hồng. Bệnh không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng gây ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

1. Lang ben là như thế nào?

Lang ben (Tinea Versicolor hay Pityriasis Versicolor) là bệnh nhiễm trùng ngoài da do nấm Malassezia furfur – một loại nấm có thể tồn tại cả nấm men và nấm sợi (nấm lưỡng hình) gây ra. Đây là loại nấm vô hại, tuy nhiên khi chúng phát triển quá mức thì sẽ gây nên tình trạng bệnh lý trên da, các mảng da tròn, nhỏ trở nên sáng hoặc sẫm màu hơn các vùng da xung quanh.

Tổn thương là các dát thay đổi sắc tố có thể là nâu hoặc trắng sáng, bong vảy nhẹ. Theo thời gian, các tổn thương này sẽ lan rộng ra và bắt đầu liên kết bao phủ những vùng da rộng hơn. Nếu phát hiện lang ben ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên bệnh này có tái nhiễm nhiều lần nếu bạn không biết cách bảo vệ da và phòng ngừa hiệu quả.

Bạn có thể dễ dàng phân biệt lang ben với các loại bệnh lý ngoài da như vảy phấn hồng Gibert, chàm khô, bệnh bạch biến… thông qua những hình ảnh lang ben dưới đây:

Bệnh lang ben là bệnh lý da liễu phổ biến
Bệnh lang ben là bệnh lý da liễu phổ biến
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi
Lang ben dễ bị nhầm lẫn với những bệnh như chàm khô, bệnh bạch biến…
Lang ben dễ bị nhầm lẫn với những bệnh như chàm khô, bệnh bạch biến…

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm lang ben

Theo bác sĩ chuyên khoa da liễu, lang ben không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng lại gây mất thẩm mỹ bởi các mảng da rối loạn sắc tố và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.. Có thể nhận biết tình trạng bệnh thông qua những dấu hiệu sau:

  • Các dát đổi màu phổ biến ở ngực, lưng, bụng, cánh tay. Chúng có thể là màu nâu hoặc trắng sáng
  • Ngứa tại tổn thương lang ben hoặc các vùng da xung quanh
  • Tiết mồ hôi nhiều hơn bình thường
  • Các vùng da khô và bong vẩy nhẹ

3. Nguyên nhân bị lang ben

Như đã chia sẻ ở trên, bệnh lang ben xảy ra do nấm Malassezia furfur tấn công và gây bệnh. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng bị bệnh này:

  • Điều kiện khí hậu nóng ẩm, tạo môi trường thuận lợi để bào tử nấm sinh sôi và phát triển.
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Da nhờn, da dầu

4. Những trường hợp có nguy cơ cao mắc lang ben

Lang ben có thể gặp mọi lứa tuổi. Tuy nhiên những trường hợp sau có nguy cơ mắc lang ben cao hơn cả:

  • Người có tuyến mồ hôi tiết nhiều: Trường hợp này da luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển và tấn công gây ra lang ben.
  • Người da dầu: Nguy cơ mắc lang ben ở nhóm người này cao hơn so với những người da khô hay da thường. Bên cạnh đó, ở tuổi dậy thì, sự hoạt động mạnh mẽ của các tuyến dầu trên da cũng là nguyên nhân dễ mắc bệnh lang ben.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu, thay đổi nội tiết tốt, phụ nữ đang mang thai hoặc sử dụng thuốc corticosteroid, người mắc bệnh tiểu đường.

5. Những câu hỏi liên quan đến lang ben

5.1 Bệnh lang ben có chữa khỏi được không

Nấm lang ben có thể chữa khỏi, đó là khẳng định của bác sĩ da liễu. Nhìn chung tất cả các bệnh lang ben ở trẻ em, bà bầu bị lang ben… đều có thể chữa khỏi được bằng cách sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống. Việc điều trị sẽ mất tầm vài tháng để da trở lại bình thường.

5.2 Bệnh lang ben có nguy hiểm không

Lang ben không gây nguy hiểm cho tính mạng, đây là bệnh lý lành tính. Thế nhưng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ bởi các mảng da không đồng đều màu và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Khi bị lang ben, tốt nhất bạn nên thăm khám và điều trị triệt để, tránh để bệnh tái phát gây ra một số vấn đề sau:

  • Tổn thương lan rộng ra nhiều vùng da lành khác.
  • Sắc tố da bị phá huỷ, khiến da trở nên thô ráp và không đều màu.
  • Gây cảm giác châm chích, ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí làm da bị tổn thương và nhiễm trùng.

5.3 Bệnh lang ben có lây không

Lang ben nếu không điều trị kịp thời có thể lây lan ra khắp cơ thể và lây từ người này sang người kia thông qua 2 con đường tiếp xúc là: Tiếp xúc da trực tiếp và gián tiếp như sử dụng chung đồ dùng cá nhân, quần áo, dao cạo râu…

Ngoài ra, bệnh còn khiến làn da bị suy yếu, khiến người bệnh dễ mắc các bệnh lý ngoài da hơn.

Lang ben có thể lây lan sang các vùng khác trên cơ thể nếu không điều trị kịp thời
Lang ben có thể lây lan sang các vùng khác trên cơ thể nếu không điều trị kịp thời

5.4 Có những loại lang ben nào

Hiện có 4 loại bệnh lang ben phổ biến đó là lang ben nâu, trắng, đen, đỏ. Cụ thể thông tin từng loại bệnh:

  • Bệnh lang ben nâu: Bạn sẽ nhận thấy có sự xuất hiện của những đốm màu nâu nhạt như cafe sữa tại vùng mà bạn ít tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, kèm theo đó là cảm giác ngứa khi bạn tiết mồ hôi khi hoạt động nhiều.
  • Bệnh lang ben trắng: Triệu chứng điển hình nhất của bệnh là vùng da bị lang ben trắng loang lổ, bề mặt khu vực lang ben sẽ phủ lớp vảy mỏng, có thể dễ dàng bong tróc khi bạn cào nhẹ.
  • Bệnh lang ben đen: Tại khu vực bị lang ben có sự xuất hiện của các đốm đen bởi những ảnh hưởng của sự gia tăng sắc tố trên da.
  • Bệnh lang ben đỏ: Các đốm đỏ điển hình như dát hồng ban, có bề mặt phẳng nhưng không đau nhức xuất hiện trên cơ thể.

6. Phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa lang ben

6.1 Chẩn đoán bệnh lang ben

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ quan sát biểu hiện của bệnh nhân. Tuy nhiên, các bệnh lý về da rất dễ bị nhầm lẫn, vì thế muốn chẩn đoán chính xác, bác sĩ cần phải thực hiện thêm một số phương pháp xét nghiệm khác. Cụ thể là:

  • Dùng kính hiển vi soi trực tiếp dưới vùng da bị bệnh.
  • Soi tươi tìm nấm bằng dung dịch KOH 10% sẽ thấy các sợi và bào tử nấm.
  • Sử dụng đèn Wood soi da.

6.2 Cách trị lang ben ở mặt

  • Sử dụng thuốc bôi da trực tiếp

Những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc bôi chống nấm. Đảm bảo bôi liên tục 10 – 14 ngày.

  • Sử dụng thuốc chống nấm để trị bệnh

Trường hợp bệnh để lâu ngày, tiến triển nặng, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống chống nấm cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những loại thuốc chống nấm dạng uống có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc điều trị bạn đang sử dụng. Do đó, bạn cần thông báo với bác sĩ để điều chỉnh loại thuốc uống phù hợp.

6.3 Phòng ngừa tái phát bệnh

Hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng bé bị lang ben ở mặt hay bệnh xảy ra ở người lớn thông qua những hướng dẫn đến từ bác sĩ da liễu.

  • Nếu thời tiết nóng bức, bạn nên lựa chọn quần áo thoáng mỏng, thấm hút mồ hôi tốt, tránh mặc quần áo ẩm ướt.
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không sử dụng đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Giặt quần áo hàng ngày và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
  • Lau khô người sau khi tắm.
  • Tránh để cơ thể đổ nhiều mồ hôi.

7. Trị lang ben tận gốc tại Phòng khám da liễu thẩm mỹ Maia&Maia

Như đã chia sẻ ở trên, lang ben không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại dai dẳng, tái phát nhiều lần và đánh mất thẩm mỹ. Do đó, điều trị bệnh sớm, đúng cách với các bác sĩ chuyên khoa da liễu đóng vai trò quan trọng.

Phòng khám da liễu thẩm mỹ Maia&Maia – địa chỉ uy tín, chuyên điều trị các bệnh lý về da và thẩm mỹ công nghệ cao, là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Khi chữa lang ben tại đây, bạn sẽ được thực hiện 1:1 với bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm.

Cùng với đó là sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, ứng dụng công nghệ Maitrix Laser tiên tiến nhất trên thế giới. Đảm bảo mang đến cho bạn chất lượng điều trị tốt nhất, loại bỏ triệt để bệnh lang ben, trả lại làn da đều màu, tự tin hơn.

Điều trị lang ben với công nghệ Maitrix laser hiện đại, hiệu quả tại Maia & Maia
Điều trị lang ben với công nghệ Maitrix laser hiện đại, hiệu quả tại Maia & Maia

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh lang ben mà bạn không thể bỏ qua. Nếu đang mắc bệnh lý này bạn hãy đến Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia thăm khám và điều trị kịp thời.

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia: