[TỔNG HỢP] Tìm hiểu về chàm sinh dục: Bệnh có lây không? Có chữa được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành- Giám đốc chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.

Bệnh chàm sinh dục là bệnh lý mạn tính về da, thường xuất hiện ở vùng nhạy cảm nên người bệnh rất tự ti, không đi thăm khám và điều trị sớm, khiến bệnh diễn tiến nhanh chóng. Chàm sinh dục không lây nhiễm nhưng gây ra nhiều phiền toái và tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh. 

1. Bệnh chàm sinh dục là sao?

Chàm sinh dục là bệnh lý viêm da cơ địa ở vùng kín, gây nên tình trạng mụn nước ngứa ngáy, da đỏ, khô và bong tróc khiến người bệnh khó chịu.

Bệnh chàm sinh dục có thể ảnh hưởng đến mọi giới tính và độ tuổi, có thể gặp bệnh chàm sinh dục ở nam, nữ, chàm sinh dục ở trẻ em. Tuy nhiên, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn và thường xảy ra ở bìu.

Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, bệnh gây dày da, tróc vảy nhiều hơn. Bên cạnh đó triệu chứng của bệnh cũng tái đi tái lại nhiều lần, mức độ ngứa gia tăng. Việc chà xát hay gãi ngứa có thể dẫn đến trợt loét, viêm nhiễm và nổi mụn mủ.

[TỔNG HỢP] Tìm hiểu về chàm sinh dục: Bệnh có lây không? Có chữa được không?
Mụn nước nổi mẩn ở vùng kín

2. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm sinh dục

Hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên chính nhân gây ra chàm sinh dục. Tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ dưới đây có thể kích hoạt sự xuất hiện của bệnh này:

– Vệ sinh không đúng cách: Vùng kín không được vệ sinh thường xuyên, đúng cách và khô thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm  bội nhiễm, phát triển.

– Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Sử dụng một số loại hoá chất độc hại như xà phòng, nước hoa, thuốc nhuộm là tác nhân gây kích ứng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

– Lựa chọn trang phục không phù hợp: Mặc quần áo bó sát, quá chật, đặc biệt là quần lót chất liệu nilon không thấm hút mồ hôi, tạo ra sự bí bách, đồng thời cọ xát vào vùng kín, khiến da khu vực đó bị tổn thương.

– Khí hậu nóng bức: Đây cũng là một trong những tác nhân hàng đầu dẫn đến bệnh chàm sinh dục. Cụ thể khí hậu quá nóng bức sẽ gây kích hoạt bệnh do đổ nhiều mồ hôi tại vùng kín khiến da luôn trong tình trạng ẩm ướt.

– Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc điều trị có thể tác động tới hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ bệnh chàm sinh dục.

Ngoài ra, những yếu tố như di truyền, cơ địa mẫn cảm, chức năng miễn dịch bị rối loạn, căng thẳng, mệt mỏi… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

[TỔNG HỢP] Tìm hiểu về chàm sinh dục: Bệnh có lây không? Có chữa được không?
Vệ sinh vùng kín sai cách sẽ tăng nguy cơ nhiễm bệnh chàm sinh dục

3. Triệu chứng chàm sinh dục thường gặp 

Chàm sinh dục thường tái phát nhiều lần và phân thành 4 giai đoạn chính với các triệu chứng điển hình sau:

– Giai đoạn đỏ da: Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, với dấu hiệu là vùng da sinh dục xuất hiện các vết đỏ, hơi sưng nề, cộm và gây ngứa cho người bệnh. Trên vùng da bị đỏ, có những mụn nước lấm tấm, trông giống như hạt kê và rất ngứa.

– Giai đoạn mụn nước: Trong giai đoạn bệnh này, mụn nước xuất hiện nhiều và lan rộng ra khắp bề tổn thương. Đó là những mụn nhỏ với kích thước từ 1 – 2mm, chứa dịch trong. 

[TỔNG HỢP] Tìm hiểu về chàm sinh dục: Bệnh có lây không? Có chữa được không?
Mụn nước xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn 2 của bệnh
Những mụn này ngứa nếu gãi nhẹ, chúng sẽ vỡ, chảy dịch, tạo ra vết trợt loét nhỏ giống kim châm, thương tổn tấy đỏ, phù nề và rất dễ bội nhiễm.. Nếu nhiễm khuẩn thứ phát, mụn sẽ có mủ và khi vỡ hình thành vảy dày màu nâu.

– Giai đoạn đóng vảy và bong vảy da: Vùng tổn thương giảm viêm, giảm xung huyết và tình trạng chảy dịch không còn nhiều. Vết trợt khô, đóng vảy màu vàng nhạt, khi bong để lại lớp da mỏng. 

– Giai đoạn liken hoá, hằn cổ trâu: Đây là giai đoạn mãn tính. Bệnh kéo dài nhiều năm, da sẫm màu hơn, dày da, xù xì, thô ráp do chà xát, cào gãi nhiều. Tại vùng da sinh dục nổi lên các vết hằn sâu trên nền da khô. 

4. Chàm sinh dục có chữa được không?

Chàm sinh dục có thể chữa được. Việc điều trị sẽ giúp kiểm soát tình trạng ngứa, giảm các biểu hiện viêm da, ngăn ngừa điều trị tình trạng bội nhiễm, từ đó giảm thiểu sự xuất hiện của các tổn thương trên da. 

Chàm sinh dục không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên chúng lại cản trở về mặt tâm lý và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Đây là căn bệnh khó nói vì thế người bệnh thường e ngại, xấu hổ không đi thăm khám khiến bệnh trở nặng hơn, việc điều trị theo đó cũng khó khăn và khó chữa dứt điểm. 

5. Chàm sinh dục có lây không?

Chàm sinh dục không lây từ người này sang người khác. Thế nhưng đây là căn bệnh có yếu tố di truyền, những ảnh hưởng từ môi trường sống cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh. Có thể thấy rõ nhất là trường hợp mẹ bầu khi mang thai nếu bị chàm thì con sinh ra có tỷ lệ cao mắc phải bệnh này.

Mặc dù chàm sinh dục không lây nhiễm sang người khác nhưng lại có biểu hiện ở nhiều vị trí. Do đó, người bệnh cần theo dõi tình trạng cơ thể, nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời, ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

[TỔNG HỢP] Tìm hiểu về chàm sinh dục: Bệnh có lây không? Có chữa được không?
Chàm sinh dục có thể bị lây nhiễm từ mẹ sang con

6. Chàm sinh dục và cách chữa

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị thông dụng nhất cho người mắc bệnh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ tổn thương trên da để kê đơn thuốc phù hợp.

6.1. Thuốc điều trị tại chỗ

Thuốc bôi được chỉ định giúp làm dịu nhanh các triệu chứng trên bề mặt, tăng tốc độ chữa lành tổn thương. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, bác sĩ chỉ định một số loại thuốc sau:

Thuốc ức chế calcineurin:

  • Pimecrolimus
  • Tacrolimus

Thuốc chứa steroid:

  • Eumovate
  • Sylana
  • Fucicort
  • Elomest

Do vùng da sinh dục nhạy cảm nên khi sử dụng các loại thuốc bôi cần thận trọng và phải được sự hướng dẫn, theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý mua và dùng thuốc bôi không đúng gây biến chứng đáng tiếc. 

6.2. Dùng thuốc kháng Histamine

Đây là loại thuốc uống có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Khi triệu chứng thuyên giảm, người bệnh sẽ thấy thư giãn, giấc ngủ được chăm sóc tốt hơn.

Một số loại thuốc thông dụng trong đơn kê của bác sĩ gồm:

  • Desloratadine
  • Loratadin
  • Cetirizin
  • Fexofenadin 

Bên cạnh đó, khi thấy xuất hiện nhiễm trùng hay dịch mủ, các loại thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng. 

6.3. Thuốc tiêm 

Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc sinh học được bào chế dạng thuốc tiêm Dupixent để điều trị viêm da dị ứng ở mức độ từ vừa đến nặng (eczema), khi các loại thuốc khác không thể đáp ứng điều trị. Thuốc có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng mà bệnh gây ra.

[TỔNG HỢP] Tìm hiểu về chàm sinh dục: Bệnh có lây không? Có chữa được không?
Kết hợp thuốc uống và tiêm khi có sự chỉ định của bác sĩ

7. Điều trị chàm sinh dục ở đâu?

Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia là đơn vị chuyên thăm khám, điều trị các bệnh lý về da và thẩm mỹ công nghệ cao mà bạn có thể tin tưởng lựa chọn. Khi gặp các vấn đề về da nói chung và cụ thể là bệnh chàm sinh dục, bạn hãy đến ngay Maia&Maia để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Tại Phòng khám Maia&Maia, 100% bác sĩ có bằng cấp chuyên môn, được Sở Y tế Hà Nội cấp chứng chỉ hành nghề, kinh nghiệm dày dặn. Lựa chọn Maia&Maia bạn sẽ được bác sĩ thăm khám 1:1 với phác đồ điều trị được cá nhân hóa.

[TỔNG HỢP] Tìm hiểu về chàm sinh dục: Bệnh có lây không? Có chữa được không?
Điều trị chàm sinh dục tại Maia với công nghệ độc quyền và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm
Bên cạnh đó, Maia&Maia cũng rất trú trọng đầu tư hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, cập nhật các công nghệ tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của mọi người dân. Đảm bảo hiệu quả tối đa, loại bỏ triệt để bệnh lý, đem lại sự tự tin cho bạn.

Thống kê cho thấy cứ 10 người thì sẽ có một người mắc bệnh chàm sinh dục trong suốt cuộc đời. Do đó, người mắc bệnh cần có kế hoạch điều trị kịp thời. Đồng thời lựa chọn địa chỉ uy tín như Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia để chữa trị tận gốc bệnh và ngăn chặn nguy cơ tái phát.

 

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia: