Bệnh á sừng có lây không? Điều trị như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành- Giám đốc chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.

Bệnh á sừng là bệnh viêm da cơ địa thường gặp. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, phổ biến là ở lòng bàn tay, bàn chân, kẽ tay, kẽ chân.  Á sừng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường xuyên tái phát, kéo dài dai dẳng, gây khó khăn trong sinh hoạt. 

1. Bệnh á sừng là gì?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành cho biết, bệnh á sừng (viêm da á sừng) có tên khoa học là Dermatitis Plantaris Sicca. Đây là một dạng tăng trưởng lành tính của da, không phải ung thư. Bệnh thường gặp phổ biến nhóm người lớn tuổi.

Chất dày sừng thường xuất hiện phổ biến ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ tay, kẽ chân. Da vùng tổn thương bị khô nứt nẻ, bong tróc. Hiện tượng này là do tế bào da thiếu chất dưỡng ẩm tự nhiên, lớp sừng dày khiến da bị bong tróc ra ngoài, gây hiện tượng nứt nẻ, sưng tấy và tạo thành những đường rãnh ở trên da. 

Bệnh á sừng hoàn toàn không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh lý này lại khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Việc điều trị bệnh sớm sẽ giúp cân bằng da và giúp lớp sừng trên da ổn định trở lại. Ngược lại, những trường hợp không can thiệp sớm sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng nề và tái phát liên tục.

Bệnh á sừng có lây không? Điều trị như thế nào?
Bệnh viêm da á sừng gây khó chịu cho người bệnh

2. Triệu chứng của bệnh á sừng

Bệnh á sừng có những biểu hiện tương tự một số bệnh lý da liễu khác như tổ đỉa, chàm… Do đó, để không nhầm lẫn, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết bệnh sau:

  • Vùng da bị bệnh có biểu hiện chai sần, lớp da có độ dày hơn và càng ngày càng lan rộng.
  • Xuất hiện các mụn nước li ti, ngứa ngáy..
  • Phần lớn các biểu hiện bất thường tập trung ở vùng da trong lòng bàn tay, bàn chân, kể cả các ngón tay, ngón chân, kẽ tay, kẽ chân.
  • Da khô nứt nẻ, bong tróc: Hiện tượng này là do các tế bào da quá khô ráp, lớp sừng dày khiến da bị bong tróc ra ngoài, gây ra hiện tượng nứt nẻ, sưng tấy và tạo thành những đường rãnh ở trên da.
  • Đau rát và chảy máu: Khi da bị nứt nẻ, bong tróc và tạo thành các đường rãnh sẽ gây ra hiện tượng chảy máu và đau rát.
  • Ngứa ngáy: Tại vị trí da bị bong tróc sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ngáy. Người bệnh càng gãi mạnh càng gây ra những tổn thương nghiêm trọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
  • Xuất hiện mụn li ti: Khi thời tiết hanh khô, người bệnh sẽ xuất hiện những mụn nước li ti ở móng tay, móng chân gây ngứa ngáy.
  • Thay đổi màu sắc móng: Màu sắc móng tay cũng bị chuyển sang màu vàng, phần da dưới móng bị rộp tách rời khỏi phần móng.
  • Những vùng da mắc bệnh dễ bị tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
Bệnh á sừng có lây không? Điều trị như thế nào?
Xuất hiện các mụn nước li ti, ngứa ngáy

Bệnh có nguy cơ tiến triển nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Đặc biệt, những bệnh nhân sau khi mắc bệnh nhưng vẫn tiếp xúc với hoá chất… khiến da bị tổn thương nghiêm trọng và khó có thể ổn định trở lại. 

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Tiến Thành đã có rất nhiều trường hợp nhiễm nấm, nhiễm khuẩn trong khi đang mắc bệnh á sừng. Điều đó cho thấy rằng, á sừng là yếu tố thuận lợi dẫn đến nhiều bệnh da liễu khác.

3. Nguyên nhân gây bệnh á sừng

Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu y khoa nào tìm được nguyên nhân chính gây ra căn bệnh á sừng. Có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh á sừng được đề cập: 

  • Di truyền: Tỷ lệ người mắc bệnh á sừng do di truyền chiếm tới 45%. Đó là lý do vì sao hầu hết những người bị á sừng đều do trong gen có yếu tố gây bệnh bẩm sinh.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Các khảo sát chỉ ra, bệnh nhân á sừng đa số đều thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng như vitamin A, C, D, E..
  • Rối loạn nội tiết tố: Đây là yếu tố nguy cơ gây bệnh chủ yếu xảy ra ở những phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh.
  • Khí hậu: Thời tiết khô lạnh thường tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của bệnh á sừng.
  • Hoá chất độc hại: Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất tẩy rửa độc hại, hoá mỹ phẩm công nghiệp cũng là nguyên do khiến bạn mắc phải căn bệnh này.
  • Suy giảm  miễn dịch: Người có bệnh hệ thống, người đang sử dụng thuốc gây suy giảm miễn dịch,…Theo đó cũng lây nhiễm nhiều bệnh da liễu như á sừng, viêm da, hắc lào, lang ben..
Bệnh á sừng có lây không? Điều trị như thế nào?
Không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tăng khả năng nhiễm bệnh

4. Bệnh á sừng có lây không?

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành, bệnh á sừng không lây nhiễm từ người này sang người khác. Như đã chia sẻ ở trên, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đến từ yếu tố cơ địa  và một số tác động khác từ môi trường. Do đó, người mắc bệnh á sừng không có khả năng lây lan bệnh cho người khác.

5. Bệnh á sừng không điều trị sớm sẽ gây hậu quả gì?

Bội nhiễm nấm, vi khuẩn: tình trạng ngứa ngáy khó chịu, khiến người bệnh phải gãi liên tục. Chính điều này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong da để gây bệnh.

Suy giảm chức năng bảo vệ của da: Việc lớp da bị bong tróc liên tục khiến da ngày càng suy yếu và mất dần chức năng bảo vệ. Không những vậy, các triệu chứng của bệnh còn gây ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức, làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và trạng thái cảm xúc của người bệnh.

Nhiễm trùng máu: Người bị bệnh á sừng thường có bề mặt da suy yếu, bị tổn thương, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và bên trong cơ thể gây trầy xước và nhiễm trùng máu. Đặc biệt ở những người bị suy giảm miễn dịch. 

Theo đó, khi người bệnh thấy xuất hiện những triệu chứng này cần đến gặp bác sĩ ngay:

  • Các triệu chứng kéo dài trên 1 tháng.
  • Đau và ngứa vùng da bị bệnh dữ dội.
  • Chảy máu nhiều tại vị trí tổn thương.
  • Bệnh gây cản trở và khó khăn cho các hoạt động thường ngày.
  • Vùng da tổn thương trở nên sần sùi và dày lên thấy rõ.
Bệnh á sừng có lây không? Điều trị như thế nào?
Ngứa ngáy và đau xót ở vùng da nhiễm bệnh dữ dội

6. Điều trị á sừng như thế nào?

Để chữa bệnh á sừng hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng của mỗi bệnh nhân, sau đó đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị cụ thể.

  • Thuốc Salicylic Acid: Đây là thuốc bôi ngoài da có tác dụng giúp làm giảm lớp sừng hóa, phục hồi làn da bị tổn thương, hạn chế tình trạng bong tróc và tái tạo làn da mới. Một số loại thuốc Salicylic Acid còn kèm theo khả năng chống nhiễm khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Tuy nhiên cần tránh lạm dụng một cách quá đà vì thuốc có khả năng gây hoại tử vùng da đang bị tổn thương, rất nguy hiểm.
  • Nhóm thuốc Corticoid: Một số loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm Fexofenadin, Prednisolon và Certerizin. Thuốc có tác dụng điều trị bệnh á sừng ở thể nặng, giúp kháng viêm, cấp ẩm và ngăn chặn quá trình sừng hóa. Đồng thời giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáu, đau rát, bong da,…
  • Thuốc kháng histamine: Đây cũng là một loại thuốc phổ biến trong điều trị bệnh á sừng. Thuốc đem lại hiệu quả tốt và nhanh chóng. Tuy nhiên lại gây ra những tác dụng phụ như: Chóng mặt, buồn ngủ, choáng đầu,… Do đó người bệnh chỉ nên dùng thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ, không nên uống trước khi lái xe, học tập hay làm việc.
  • Thuốc chống nấm: Những loại thuốc chống nấm cũng được các bác sĩ kê đơn cho người bệnh sử dụng. Một số sản phẩm phổ biến bao gồm: Griseofulvin, Nizoral hoặc đưa xuất Imidazol…
  • Thuốc điều hòa miễn dịch và kháng sinh: Một số loại thuốc phổ biến được sử dụng như pimeccromimus, tacrolimus… mang đến tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Còn loại thuốc kháng sinh được kết hợp sử dụng nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn
  • Kem dưỡng ẩm không thể thiếu trong điều trị á sừng, giúp cung cấp yeus tố dưỡng ẩm, hạn chế tình trạng da khô, nứt nẻ. 
  • Sử dụng thuốc bôi lên những vùng da đang bị bệnh là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Các loại thuốc này có hai tác dụng là dưỡng ẩm làm mềm da, nhằm hạn chế tình trạng căng da nứt nẻ, chảy máu, đồng thời tránh làm bong lớp da sừng trên bề mặt.
  • Bác sĩ chỉ định thêm một số loại thuốc giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm: Grifulvin, dẫn xuất Imidazol, mỡ Nizoral… Đối với trường hợp nặng bác sĩ có thể kê thêm đơn các loại thuốc có thành phần corticoid hoặc thuốc kháng histamin. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng hướng dẫn người bệnh thực hiện một số biện pháp nhằm kiểm soát tình trạng bệnh.
  • Tuyệt đối không chà xát mạnh, không bóc vảy da ở vùng đang tổn thương vì sẽ khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Không tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa chất, xăng dầu… Tránh tiếp xúc với gia vị như ớt, muối khi nấu ăn. Nếu bắt buộc phải làm, bạn cần mang găng tay bảo vệ.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để duy trì độ ẩm cho làn da.
  • Kiêng các thực phẩm dễ gây nguy cơ dị ứng như tôm, cua, ghẹ…
  • Tăng cường bổ sung các loại vitamin C, D, E bằng cách ăn rau quả tươi, các loại đậu, rau ngót, cam, bưởi, cà rốt..
  • Thay đổi môi trường sống, làm việc nếu thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, cắt móng tay, chân gọn gàng.
  • Tuyệt đối không gãi khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tế bào da bị tổn thương.

7. Điều trị á sừng đến địa chỉ nào?

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ điều trị á sừng với những lời quảng cáo “có cánh” như chi phí rẻ, hiệu quả vĩnh viễn nhưng thực tế bệnh chỉ hết tạm thời sau đó lại tái phát dai dẳng khiến người mắc bệnh chán nản, tự ti và khó chịu.

Sở hữu công nghệ Maitrix Laser độc quyền, hiện đại bậc nhất với hiệu quả điều trị bệnh đạt >90%, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia là địa chỉ uy tín dành cho những người đang mắc các bệnh lý liên quan đến da nói chung và á sừng nói riêng.

Công nghệ Maitrix Laser thực hiện tại Maia&Maia có khả năng tác động sâu vào vùng da bị bệnh loại bỏ tổn thương á sừng nhanh chóng. Bên cạnh đó công nghệ laser ưu việt, không xâm lấn, không để lại sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ.

Bệnh á sừng có lây không? Điều trị như thế nào?
Điều trị á sừng và bệnh viêm da bằng công nghệ Maitrix Laser độc quyền tại Maia

Hơn 14 năm hoạt động cùng với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, 100% được cấp chứng chỉ hành nghề, tốt nghiệp tại các trường đại học Y hàng đầu cả nước, Maia &Maia tự hào mang đến bạn giải pháp điều trị á sừng hiệu quả. Cùng khả năng kiểm soát tối đa nguy cơ tái phát, đem lại sự hài lòng cho người bệnh.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh á sừng cũng như địa chỉ điều trị uy tín, hiệu quả gợi ý đến người bệnh. Nếu đang mắc phải căn bệnh này bạn đừng chần chừ, đến ngày Phòng khám Maia&Maia để được bác sĩ thăm khám và điều trị dứt điểm.

 

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia: