[TỔNG HỢP] Bệnh giang mai: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành- Giám đốc chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia & Maia.

Bệnh giang mai là bệnh lý lây truyền khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn. Giang mai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, giảm thị lực, nhiễm HIV, đe dọa sức khỏe sản phụ… Khi thấy dấu hiệu bị giang mai người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa da liễu uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách. 

1. Bệnh giang mai là gì?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành- Giám đốc chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia & Maia cho biết, giang mai được xếp vào nhóm bệnh xã hội nguy hiểm, chỉ đứng sau HIV/AIDS. Đây là căn bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cao thông qua đường quan hệ tình dục không an toàn. 

Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh giang mai có dấu hiệu giảm, trong khi đó có xu hướng gia tăng ở nam giới, đặc biệt là nhóm có quan hệ tình dục đồng giới.

Tương tự các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, giang mai rất khó chẩn đoán vì người nhiễm bệnh thường không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. 

Do đó, nếu nhiễm giang mai quá lâu mà không được điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể phải đối mặt với những biến chứng tổn thương lớn tới các cơ quan nội tạng như tim, não…

[TỔNG HỢP] Bệnh giang mai: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị
Giang mai là bệnh da liễu có tính truyền nhiễm

2. Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, nguyên nhân gây bệnh giang mai là do một loại xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum. Loại vi khuẩn này được tìm thấy năm 1905 với đặc điểm nhận dạng giống như một chiếc lò xo có từ 6 – 14 vòng xoắn. 

Vi khuẩn Treponema pallidum có sức đề kháng rất yếu, không thể sống quá vài giờ bên ngoài cơ thể. Nhiệt độ thích hợp cho xoắn khuẩn phát triển là 37 độ C. Tuy nhiên chúng cũng lại dễ dàng bị tiêu diệt bởi xà phòng và các chất sát khuẩn chỉ trong vài phút.

[TỔNG HỢP] Bệnh giang mai: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị
Xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum là nguyên do gây bệnh

3. Triệu chứng của bệnh giang mai

Thời gian ủ bệnh giang mai là từ 10 – 90 ngày, trung bình khoảng 3 tuần. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh giang mai có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị, tăng cơ hội chữa khỏi và tránh được nguy cơ lây lan cho người thân, bạn đời. 

3.1 Giang mai ở giai đoạn sớm

– Giai đoạn nguyên phát: Ở giai đoạn này bệnh giang mai ở nam và nữ có dấu hiệu nhận biết đó là xuất hiện vết trợt nông, nền cứng  màu đỏ thịt tươi, thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn, vị trí khác: ngón tay, môi, lưỡi, không đau, không ngứa(săng giang mai). Vết trợt sau khoảng 3 – 6 tuần có thể tự khỏi mà không để lại sẹo.

– Giai đoạn thứ phát: Xuất hiện đào ban ở lòng bàn tay chân, hai bên mạn sườn, mặt. Viêm hạch lan tỏa ở bẹn, nách, cổ. Có thể gặp những vết trợt rất nông ở niêm mạc bằng đồng xu chứa nhiều xoắn khuẩn.    

– Giai đoạn tiềm ẩn: Bệnh giang mai ở nữ, nam giới trên da không có tổn thương. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ tiềm ẩn kéo dài nhiều năm và chỉ được phát hiện bằng phản ứng huyết thanh. 

[TỔNG HỢP] Bệnh giang mai: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị
Xuất hiện đào ban ở lòng bàn tay chân khi mới mắc bệnh

3.2 Giai đoạn cuối muộn

Bệnh trở nặng sau nhiều năm kể từ thời điểm nhiễm trùng ban đầu gây nên di chứng không hồi phục, thậm chí tử vong. Vớii những biểu hiện như phình vỡ  động mạch chủ,, những tổn thương thần kinh trung ương như viêm mạch màng não, liệt dây thần kinh sọ não, hội chứng Tabes (đau, dị cảm, phản xạ gân giảm,…)…Ngoài ra có thể gây viêm củng mạc mắt, viêm màng bồ đào mắt,…

Tuy nhiên, có những trường hợp người bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong vòng nhiều năm. 

4. Giang mai lây qua đường nào?

Xoắn khuẩn giang mai thường xuất hiện nhiều trong các tổn thương (săng, mảng niêm mạc, hạch…) Do đó bệnh rất dễ lây lan nếu người mắc bệnh quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh. Bệnh lây truyền mạnh nhất là giai đoạn nguyên phát và thứ phát khi các tổn thương da và niêm mạc chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai.

Con đường lây nhiễm chính của bệnh chủ yếu là qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn xâm nhập qua da và niêm mạc bộ phận sinh dục (những vị trí bị xây xước khi quan hệ tình dục sẽ gây bệnh tại chỗ –  săng) đi theo đường  máu và gây nhiễm trùng toàn thân.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan là bị nhiễm HIV/AIDS, có  tổn thương ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục không an toàn (quan hệ bằng miệng, quan hệ đồng giới), lây từ người mẹ mắc bệnh trong thời gian mang thai.

Ngoài ra giang mai có thể lây qua đường truyền máu (truyền máu hoặc tiêm chích ma tuý và bơm tiêm không vô khuẩn) hoặc gián tiếp qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân, vật dụng bị nhiễm khuẩn

5. Bệnh giang mai có nguy hiểm không?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành- Giám đốc chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia & Maia khẳng định . Căn bệnh xã hội này nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh:

– Gôm giang mai

Ở da, niêm mạc, hoặc thậm chí trong não xuất hiện tổn thương cục chắc, to ra

và mềm dần, khi vỡ chảy dịch dính như nhựa cao su, tạo thành vết loét và hình thành sẹo. ở người mắc bệnh giang mai giai đoạn cuối.

– Các vấn đề về thần kinh

Khi bị giang mai người bệnh có thể gặp một số vấn đề về hệ thần kinh như đau đầu, viêm mạch màng não, mất thính lực, giảm thị giác, có thể mù lòa, sa sút trí tuệ, mất cảm giác đau và liệt dây thần kinh sọ não, các vấn đề tim mạch: gây phình động mạch chủ có thể vỡ gây tử vong.

[TỔNG HỢP] Bệnh giang mai: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị
Gôm giang mai ở da

6. Giang mai có chữa được không?

Bệnh giang mai hoàn toàn có thể chữa khỏi được, đó là khẳng định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bởi như đã thông tin ở trên, giang mai nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, vi khuẩn chưa gây tổn thương sâu những cơ quan nội tạng như tim mạch hay thần kinh thì đều có thể điều trị triệt để.

Vì vậy, ngay khi phát hiện mình có nguy cơ nhiễm bệnh, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu uy tín để được chẩn đoán và có phương pháp chữa bệnh giang mai kịp thời. 

Đừng chủ quan trì hoãn tới khi bệnh xuất hiện những triệu chứng rõ ràng, người bệnh mới bắt đầu gặp bác sĩ thì việc điều trị sẽ gặp khó khăn, gây di chứng không hồi phục và thậm chí tử vong cho người bệnh. 

Với nữ giới, trước khi dự định có con cần kiểm tra xem có nhiễm vi khuẩn Treponema pallidum hay không. Nếu có, bạn cần điều trị dứt điểm trước khi thụ thai. 

Riêng những trường hợp phát hiện bệnh trong thai kỳ, thai phụ cần nhanh chóng trao đổi với bác sĩ sản khoa để có hướng xử lý đúng đắn và kịp thời, hạn chế nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi.

7. Phương pháp điều trị giang mai 

Tuỳ vào từng giai đoạn mắc bệnh giang mai, bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó có 2 phương pháp phổ biến:

7.1. Điều trị bằng thuốc

Ở giai đoạn đầu, bệnh lý này có thể chữa khỏi bằng thuốc. Một trong những lựa chọn hàng đầu của bác sĩ là kê đơn Penicillin cho người bệnh. Đây là loại kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh giang mai, có hiệu quả với hầu hết các giai đoạn. 

Trường hợp người bệnh có tiền sử dị ứng với Penicillin, bác sĩ có thể đề nghị thay thế một loại kháng sinh khác hoặc giải mẫn cảm với Penicillin.

Với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc giang mai tiềm ẩn sơ cấp, mới mắc phương pháp điều trị được khuyến nghị là tiêm bắp sâu Penicillin liều duy nhất. Còn những bệnh nhân bị giang mai muộn, tái phát bác sĩ có thể chỉ định tiêm liều bổ sung. Đây cũng là phương pháp được bác sĩ khuyến cáo áp dụng duy nhất cho phụ nữ có thai mắc giang mai.

Ở ngày đầu tiên điều trị, người bệnh có thể xảy ra phản ứng Jarisch-Herxheimer với những triệu chứng như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau nhức đầu. Thông thường phản ứng chỉ kéo dài hơn một ngày.

7.2. Theo dõi điều trị

Sau khi điều trị bằng thuốc, người bệnh tiếp tục được bác sĩ theo dõi và yêu cầu thực hiện những vấn đề bao gồm:

– Kiểm tra, xét nghiệm máu định kỳ để đảm bảo người bệnh đáp ứng với liều lượng thông thường của Penicillin. Cụ thể việc theo dõi như thế nào còn tùy thuộc vào giai đoạn bệnh khi được bác sĩ chẩn đoán.

– Kiêng quan hệ tình dục, đặc biệt với những bạn tình mới cho đến khi việc điều trị xong và chỉ số xét nghiệm máu cho thấy đã chữa khỏi được nhiễm trùng.

– Thông báo cho “đối tác” để họ chủ động kiểm tra và điều trị nếu thấy cần thiết.

– Thực hiện xét nghiệm tầm soát có nhiễm virus HIV.

[TỔNG HỢP] Bệnh giang mai: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị
Người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị

8. Có nên chữa bệnh giang mai tại nhà không?

Người bệnh không nên tự ý điều trị giang mai tại nhà. Vì bất kỳ loại thuốc nào không được bác sĩ kê đơn hay những biện pháp khắc phục tại nhà có khả năng chữa lành bệnh. 

Các bác sĩ da liễu cho biết bạn phải điều trị giang mai theo phác đồ bài bản và được theo dõi, hướng dẫn cụ thể cách phòng bệnh.  

9. Chữa giang mai hiệu quả tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia

Nếu bạn chưa tìm được địa chỉ điều trị giang mai uy tín thì hãy đến ngay Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia. Đây là địa chỉ chuyên điều trị các bệnh lý về da và thẩm mỹ công nghệ cao, được đông đảo khách hàng tín nhiệm, đánh giá cao.

Maia&Maia quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu 100% tốt nghiệp các trường Đại học Y danh tiếng hàng đầu cả nước, từng tu nghiệp tại những quốc gia có nền y khoa phát triển trên thế giới như Hoa Kỹ, Pháp, Hàn Quốc.

Điều trị giang mai tại Phòng khám Maia&Maia khách hàng được trải nghiệm dịch vụ chất lượng cao với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới.

[TỔNG HỢP] Bệnh giang mai: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị
Thăm khám và điều trị bệnh chuẩn Y khoa tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
Đồng thời bạn sẽ được bác sĩ tư vấn bệnh giang mai, xét nghiệm bệnh giang mai chi tiết với phác đồ điều trị cá nhân hoá. Đảm bảo hiệu quả mang đến cho khách hàng tối đa, loại bỏ tình trạng bệnh triệt để, không tái phát, không mất nhiều thời gian điều trị.

Bảo vệ bản thân và cộng đồng trước sự lây lan của bệnh giang mai là cần thiết và nên thực hiện ngay. Do dó, điều trị sớm và kịp thời tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín là chìa khoá an toàn dành cho bạn.

 

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia: