Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành- Giám đốc chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.
Mụn cóc – bệnh da liễu không còn trở nên xa lạ. Tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh nhưng căn bệnh này lại có khả năng lan sang các vùng da khác, thậm chí là lây lan sang người khác khi tiếp xúc gần. Nguyên do đâu mà mụn cóc lại xuất hiện? Làm sao để kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả?
1. Tìm hiểu về mụn cóc
Mụn cóc hay hạt cơm là tình trạng tăng sinh lành tính của các tế bào biểu bì ở da và niêm mạc, thường bắt đầu là các nốt sần nhỏ, giống màu da, bề mặt sần sùi thô ráp, cứng , nhô cao hơn so với bề mặt da xung quanh, nhiều tổn thương có thể mọc rải rác hay thành đám, thành dải.
Mụn cóc có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên da, thường ở những vùng da dễ bị sang chấn như mặt duỗi các khớp liên đốt hay khớp bàn đốt ngón hoặc ở vùng tì đè của bàn chân.
Trên thực tế, mụn cóc thường thoái triển tự phát ở trẻ em sau vài tháng, khoảng 50% tự thoái triển sau 1 năm, 2/3 thoái triển sau 2 năm. mụn cóc ở người lớn thường kéo dài dai dẳng hơn gây mất thẩm mỹ và có thể gây đau đớn cho người bệnh khi sờ ấn, tì đè. Đặc biệt, bất kể lứa tuổi nào cũng có thể mắc mụn cóc, trong đó tỉ lệ đối tượng mắc bệnh chiếm cao nhất lại là trẻ em.
Đồng thời, những người bị suy giảm miễn dịch, đã mắc bệnh nền hoặc mắc các bệnh như ung thư máu, HIV/AIDS,… cũng khả năng cao bị mắc bệnh.
2. Nguyên nhân mụn cóc xuất hiện
Có nhiều người chỉ nhau rằng, mụn cóc là do tiếp xúc với dịch tiết ra từ da của con cóc. Những nguyên nhân chính hình thành nên bệnh da liễu này là do virus gây u nhú ở người Human Papillomavirus (HPV), thuộc loại Papova Virus có ADN xâm nhập vào các vết trầy xước bên ngoài da gây ra. Hiện nay có hơn 100 chủng HPV khác nhau, trong đó các type thường gặp là 6 và 11.
Ngoài ra, một số loại virus thuộc type khác như 6, 11, 16, 18, .. gây ra các chứng rối loạn sinh sản, ung thư tử cung hoặc sùi mào gà (mụn cóc sinh dục).
Virus đi vào cơ thể thông qua tiếp xúc trực tiếp, thường ở các vết trầy xước hoặc các tổn thương trên da, có thể lây từ người này qua người khác và lan ra các vùng da xung quanh, sau thời gian ủ bệnh, virus sẽ kích thích các tế bào biểu mô tăng sinh và phát triển, hình thành các nhú biểu bì gây biểu hiện là hạt cơm.
3. Mụn cóc có những dạng nào?
Hiện nay có nhiều loại mụn cóc khác nhau do virus HPV gây bệnh trên nhiều vị trí khác nhau của cơ thể. Tuy nhiên, một số dạng phổ biến thường gặp sẽ được phân biệt dựa vào hình dạng và khu vực nổi mụn cóc:
3.1. Mụn cóc thông thường
Mụn cơm thông thường có tên gọi là Common warts. Đây là những khối u nhú có hình oval, hình tròn với nhiều kích thước khác nhau, giống màu da, bề mặt sần sùi thô ráp, cứng , nhô cao hơn so với bề mặt da xung quanh, kích thước khoảng 1 – 2 mm, nhưng cũng có thể lớn đến vài chục mm.
Mụn cóc thông thường có thể mọc ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, đặc biệt tập trung ở vị trí vùng lòng bàn chân, bàn tay, mặt duỗi các khớp liên đốt hay khớp bàn đốt ngón.
3.2. Dạng mụn cóc phẳng (Plane warts)
Đây là các khối u nhỏ kích thước 1-2mm, tối đa chỉ khoảng 5 mm và khá nhẵn so với các loại mụn cóc ở thể khác. Dạng mụn cóc này có thể nổi ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường gặp hơn ở vùng mặt cổ, với bề mặt nhẵn hơn và có khả năng lây lan nhanh hơn.
Bởi tốc độ lây lan nhanh, những vùng da lân cận cũng sẽ bị mắc bệnh. Nhiều trường hợp mụn cóc nổi chi chít ở bàn chân, bàn tay, thậm chí mụn mọc thành hàng dài chồng chéo lên nhau khó khăn trong việc điều trị. Hiện tượng đặc biệt này còn được gọi là Koebner.
3.3. Mụn cóc sinh dục (Gential warts)
Thêm một dạng mụn cóc không kém phổ biến là mụn cóc sinh dục. Ở dạng này, các nốt mụn mọc ở vùng bộ phận sinh dục và quanh hậu môn. Đây là dạng mụn cóc đặc biệt còn được gọi là bệnh sùi mào gà – căn bệnh xã hội phổ biến và có tốc độ lây nhiễm vô cùng cao.
Mụn cóc sinh dục có khả năng lây lan nhanh qua quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc với dịch tiết hay vùng da bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh này có thể lây nhiễm từ mẹ sang con. Tổn thương thường có hình dạng giống như súp lơ nhỏ, mang lại cảm giác đau đớn, ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
4. Tìm hiểu những nguy cơ mắc bệnh mụn cóc
4.1. Đâu là tác nhân lây nhiễm mụn cóc?
Mụn cóc có thể lan từ vùng da này sang vùng da khác, thậm chí còn lây từ người này qua người khác thông qua việc tiếp xúc với vùng da tổn thương. Khi này, virus sẽ nhanh chóng xâm nhập và hình thành mụn cơm.
Dựa vào việc dùng chung những dụng cụ cá nhân như khăn tắm, giày dép, quần áo hoặc dao cạo, bạn sẽ bị mắc bệnh. Ngoài ra, việc cào gãi, xây xát tạo thành vết thương hở cùng dễ khiến virus lây lan.
Các vết xước do cắn hay làm móng cùng với việc vệ sinh kém sẽ làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm hay việc đi chân trần cũng khiến bạn có thể bị mắc bệnh.
Có thể thấy rằng, không phải tất cả các dạng hạt cơm đều là bệnh da liễu nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, các nốt mụn cóc sẽ lây lan rất nhanh và sang nhiều vị trí khác. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây đau khi ấn, tì đè, đi lại, mà một số vùng da gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
4.2. Đối tượng có thể mắc bệnh mụn cóc
Theo những thông tin về bệnh được chia sẻ bên trên, mụn cóc sẽ không có giới hạn đối tượng có thể nhiễm bệnh nhưng thường gặp nhiều ở trẻ em hoặc những người trong độ tuổi từ 10 đến 20 tuổi. Đồng thời, những người có hệ miễn dịch yếu sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn, điển hình như:
- Bệnh nhân đã mắc các bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, Lupus ban đỏ,…
- Bệnh nhân đã từng cấy ghép nội tạng,…
- Bệnh nhân sử dụng các thuốc gây suy giảm miễn dịch
Những bệnh nhân này hầu như sẽ có ít khả năng bảo vệ được cơ thể trước sự xâm nhập của virus.
5. Cách điều trị mụn cóc hiệu quả
5.1. Phương pháp chữa mụn cóc tại nhà
Bệnh nhân có thể thực hiện theo một số cách sau để giảm đau và tránh tình trạng khó chịu do mụn có ở bàn chân gây ra:
- Lựa chọn giày dép có chất liệu mềm mại với kích thước vừa vặn không rộng và không chật.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, luôn giữ chân khô ráo và thay tất thường xuyên.
- Sử dụng đệm lót hoặc các miếng đế bên trong giày dép.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần vệ sinh sạch sẽ vùng tổn thương. Đối với các mụn cóc có kích thước dưới 0.5 cm, người bệnh có thể sử dụng dung dịch Acid Salicylic và Lactic để loại bỏ tổn thương. Sau khi sử dụng trên da, thuốc sẽ khô nhanh chóng tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng, điều trị không triệt để, cũng như nguy cơ viêm loét, lan rộng, làm tổn thương sâu hơn nếu sử dụng không đúng.
Biện pháp này có thể sử dụng tại nhà tuy nhiên cũng rất khó kiểm soát vì vậy người bệnh cần tới thăm khám bác sĩ giàu kinh nghiệm để xin ý kiến và điều trị theo phác đồ Y khoa tránh tình trạng bệnh tệ đi.
5.2. Điều trị mụn cóc tại cơ sở y tế uy tín
Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia với lịch sử 14 năm hình thành và phát triển chuyên điều trị các bệnh lý về da và thẩm mỹ công nghệ cao đem lại hiệu quả nhanh chóng và an toàn được nhiều người bệnh lựa chọn.
Maia&Maia sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu 100% tốt nghiệp đại học tại các trường Y hàng đầu cả nước, dày dặn kinh nghiệm, có tâm và có tầm. Thăm khám và điều trị sùi mào gà tại đây, bạn sẽ được trực tiếp các bác sĩ thực hiện 1:1, phác đồ điều trị cá nhân hoá.
Đặc biệt, công nghệ Công nghệ Maitrix CO2 và Maitrix Gene độc quyền tại Phòng khám Maia&Maia áp dụng với nhiều ưu điểm nổi bật như tiêu diệt triệt để, tận gốc các dạng mụn cóc và mụn cóc sinh dục (sùi mào gà) mà không gây chảy máu, đau đớn cho người bệnh. Đảm bảo bệnh không tái phát trở lại, mang lại sự tự tin cho người mắc bệnh.
Mụn cóc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn ảnh hưởng về mặt tâm lý, thẩm mỹ. Do đó, khi có dấu hiệu bệnh, tốt nhất người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm tại cơ sở chuyên khoa da liễu uy tín nhằm bảo vệ bản thân.
Để được tư vấn kỹ hơn về các phương pháp điều trị, bạn hãy liên hệ với Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia thông qua hotline, fanpage.
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:- Facebook: https://www.facebook.com/phongkhammaiahanoi
- Hotline: 18004888 và 024 3933 6868
- Địa chỉ: Số 21 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.