Sùi mào gà có hiến máu được không? Lưu ý khi mắc bệnh 

Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp cần phát huy. Thế nhưng có những trường hợp không nên thực hiện hiến máu cứu người điển hình là người mắc sùi mào gà. Do đó, đối với những ai đang thắc mắc sùi mào gà có hiến máu được không thì đó là một lưu ý quan trọng cần phải ghi nhớ. 

1. Sùi mào gà là bệnh gì?

Ths.Bs Chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành – Giám đốc chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia cho biết, sùi mào gà là căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục (STD) do virus HPV gây ra. Virus này có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, vết thương hở, chẳng hạn như trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn. 

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của các nốt sùi ở bộ phận sinh dục, có thể mọc đơn lẻ hoặc thành từng đám, có màu hồng hoặc nâu, bề mặt ẩm ướt. Các nốt sùi có thể gây ngứa, đau hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà là do virus HPV gây ra. Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây nhiễm sùi mào gà gồm:

  • Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn.
  • Tiếp xúc trực tiếp với các nốt sùi hoặc dịch tiết của người bệnh.
  • Dùng chung những vật dụng cá nhân như khăn tắm, đồ lót, bàn chải đánh răng…
  • Lây truyền từ mẹ sang con.

bệnh sùi mào gà

Phần lớn sùi mào gà có thể tự khỏi trong vòng vài tháng hoặc vài năm nhưng có thể tái phát nhiều lần. Nếu không điều trị kịp thời, sùi mào gà có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn:

  • Ung thư cổ tử cung: Virus HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung.
  • Ung thư âm đạo, âm hộ, dương vật, hậu môn, họng và miệng.
  • Sinh khó.
  • Viêm nhiễm cơ quan sinh dục.

Để phòng ngừa sùi mào gà, cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Quan hệ tình cụ an toàn, sử dụng bao cao su đúng cách. Chung thuỷ một vợ, một chồng, một bạn tình.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân.
  • Tăng cường sức đề kháng: Nếu có sức đề kháng tốt, cơ thể sẽ chống lại virus HPV hiệu quả hơn. Có thể nâng cao sức đề kháng bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc.
  • Kiểm soát stress vì stress là nguyên nhân làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến bạn dễ mắc bệnh hơn.
  • Tiêm vacxin phòng HPV.
  • Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
  • Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc sùi mào gà hãy thăm khám bác sĩ sớm để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Khuyên bạn tình cùng điều trị triệt để bệnh, tránh lây nhiễm ngược lại.

2. Bị sùi mào gà có hiến máu được không?

Người mắc sùi mào gà không nên hiến máu, đó là khuyến cáo từ Ths.Bs Nguyễn Tiến Thành. Lý do: 

  • Khi bị bệnh, sức đề kháng bị suy yếu rất nhiều. Hiến máu khiến cơ thể kiệt sức và tăng thêm mức độ trầm trọng của bệnh.
  • Bị sùi mào gà có thể khiến bạn mắc các bệnh xã hội khác. Vì thế, việc hiến máu cứu người không đảm bảo an toàn cho chính người bệnh.

hiến máu

Theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam, sùi mào gà thuộc nhóm không được hiến máu, bao gồm:

  • Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm sùi mào gà, giang mai, lậu, viêm gan B, viêm gan C, HIV…
  • Người mắc các bệnh truyền nhiễm khác, có thể lây qua đường máu như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm gan A,…
  • Người đang trong thời gian điều trị bằng các loại thuốc ức chế miễn dịch.

Do đó, nếu bạn đang bị bệnh, bạn cần tìm hiểu sùi mào gà có hiến máu được không để thấy rõ mức độ nghiêm trọng của bệnh và nên đợi đến khi bệnh khỏi hoàn toàn, sức khỏe ổn định và không còn nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác thì mới có thể hiến máu.

3. Nên làm gì khi phát hiện bản thân bị sùi mào gà?

Khi tìm hiểu và biết được sùi mào gà có hiến máu được không thì người bệnh cũng cần lưu ý nếu nghi ngờ mắc bệnh, điều quan trọng cần làm là đi khám bác sĩ càng sớm, càng tốt. Thông qua thăm khám bác sĩ sẽ xác định xem bạn có bị sùi mào gà hay không và tư vấn phác đồ điều trị thích hợp.

Theo Ths.Bs Nguyễn Tiến Thành, với người nghi ngờ mắc sùi mào gà tốt nhất đừng tự ý tìm cách chữa sùi mào gà tại nhà. Dưới đây là những việc bạn nên làm khi biết bản thân mắc sùi mào gà:

  • Thăm khám bác sĩ: Bác sĩ kiểm tra và chỉ định xét nghiệm máu để xác định bạn có nhiễm virus HPV hay không.
  • Tuân thủ phương pháp điều trị: Bác sĩ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp tuỳ theo mức độ của bệnh. Các phương pháp phổ biến được áp dụng trong điều trị sùi mào gà bao gồm: Bôi thuốc giúp làm xẹp các nốt sùi và thuốc uống có thể ngăn chặn sự phát triển của virus HPV.
  • Phẫu thuật: Phương pháp này được chỉ định để loại bỏ các nốt sùi lớn, điều trị bằng thuốc không hiệu quả.
  • Thông báo cho bạn tình: Nếu quan hệ tình dục với người khác trong thời gian gần đây, bạn nên thông báo tình trạng bệnh với họ. Điều này sẽ giúp cho việc điều trị sớm nếu họ cũng bị nhiễm bệnh.
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa: Bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn để tránh lây nhiễm sùi mào gà cho người khác.

thăm khám kiểm tra

4. Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà

Điều trị bệnh sùi mào có có thể áp dụng các phương pháp sau:

4.1. Sử dụng thuốc 

  • Thuốc bôi: Loại thuốc này có thể làm giảm kích thước và số lượng của các nốt sùi.
  • Thuốc uống: Đây là thuốc có thể giúp loại bỏ virus HPV khỏi cơ thể.

Phải xem: Dùng thuốc 7 màu trị sùi mào gà mang đến hiệu quả như thế nào?

4.2. Trị dứt điểm bằng công nghệ cao

Các phương pháp điều trị sùi mào gà bằng thuốc không thể chữa dứt điểm tình trạng, vì thế cần đến sự can thiệp của các phương pháp hiện đại để xóa sổ hoàn toàn. Công nghệ Maitrix Gene với nhiều ưu điểm vượt trội cùng cơ chế hoạt động thông minh là giải pháp điều trị sùi mào gà thế hệ mới dành cho mọi bệnh nhân.

Theo đó công nghệ Maitrix Gene áp dụng kỹ thuật Holmium Laser – Long Pulsed giúp tiêu diệt các mạch máu nuôi dưỡng u nhú sùi, cắt đứt nguồn dinh dưỡng cung cấp đến các tổn thương sùi mào gà khiến chúng tự rụng đi.

Đồng thời, kết hợp công nghệ Laser bước sóng 632,8 nm hoặc 380-400 nm loại bỏ hoàn toàn các tổn thương chứa virus, ngăn chặn khả năng tái phát. Đặc biệt Maitrix Gene có thể điều trị hầu hết các tình trạng sùi mào gà từ nhẹ đến nặng mà không gây đau, chảy máu, không cần nghỉ dưỡng nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm và hài lòng về hiệu quả.

CHẤM DỨT NỖI ÁM ẢNH SÙI MÀO GÀ NGAY HÔM NAY

chưa trị sùi mào gà

5. Địa chỉ điều trị sùi mào gà an toàn, chất lượng

Với lịch sử hơn 14 năm hình thành và phát triển, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia trở thành lựa chọn hàng đầu của những bệnh nhân mắc sùi mào gà lâu năm, đã “vái tứ phương” nhưng không chữa được dứt điểm bệnh lý.

Phòng khám Maia&Maia quy tụ đội ngũ bác sĩ Chuyên khoa Da liễu đầu ngành từng công tác tại Bệnh viện tuyến đầu cả nước. Không chỉ mát tay trong điều trị các bệnh lý da liễu nói chung, bệnh sùi mào gà nói riêng mà các bác sĩ tại đây còn rất tận tình với người bệnh. Nhờ đó, tạo ra sự thoải mái và an tâm cho người bệnh khi khám chữa bệnh tại Maia&Maia.

Cùng với đó là sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Cơ sở vật chất khang trang, chuẩn 5 sao với phòng chờ thông thoáng, sạch sẽ, tiện nghi. Góp phần nâng cao hiệu quả điều trị sùi mào gà.

Đặc biệt, khi điều trị sùi mào gà bằng phương pháp Công nghệ Maitrix Gene độc quyền tại Maia&Maia, người bệnh sẽ được cam kết hiệu quả bằng văn bản về việc điều trị dứt điểm đến 99% – không lo tái phát kể từ lần cuối loại bỏ hoàn toàn các tổn thương sùi.

Khi ký xác nhận cam kết, người bệnh sẽ được đảm bảo quyền lợi tuyệt đối trong toàn bộ quá trình điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, không nên gián đoạn hay từ bỏ điều trị, tránh mất quyền lợi hưởng cam kết.

ĐIỀU TRỊ SÙI MÀO GÀ HIỆU QUẢ, AN TOÀN, CHI PHÍ HỢP LÝ

phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia

Như vậy Ths.Bs Nguyễn Tiến Thành đã giải đáp thắc mắc sùi mào gà có hiện máu được không. Tốt nhất để đảm bảo sức khoẻ và phòng tránh bệnh sùi mào gà lây nhiễm sang người khác, người bệnh không nên hiến máu. Đồng thời tuân thủ theo phác đồ điều trị được chỉ định từ bác sĩ.