Sùi mào gà ở mông không chữa dứt điểm dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người bệnh. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này cũng như lựa chọn được phương pháp chữa trị hiệu quả thông qua bài viết sau đây.
1. Bệnh sùi mào gà ở mông là thế nào?
Sùi mào gà ở mông là căn bệnh xã hội do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Chúng lây nhiễm chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn và một số đường lây truyền khác từ mẹ sang con, tiếp xúc với dịch mủ, vết thương hở của người bệnh…
Thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm virus HPV là từ 2 – 9 tháng. Triệu chứng đặc trưng là xuất hiện của những u nhú nhỏ, mềm, có màu hồng hoặc đỏ, đường kính từ 1 – 2mm, không gây đau hay ngứa.
Nếu để bệnh kéo dài, các u nhú sẽ phát triển thành nhu gai cao vài cm, mọc tập trung thành từng đám như hoa mào gà, súp lơ. Bề mặt các mảng sùi thường ẩm ướt, có dịch mủ chảy ra giữa các sẩn và dễ chảy máu khi có va chạm, cọ xát khi quan hệ tình dục.
Các u nhú, nốt sùi thường gây đau rát, khó chịu cho người bệnh và khả năng lây lan nhanh chóng. Nếu người bệnh không chú ý vệ sinh dễ làm lây nhiễm cho người thân, bạn bè qua tiếp xúc hàng ngày.
2. Triệu chứng của sùi mào gà ở mông
Sùi mào gà xuất hiện ở mông với những triệu chứng điển hình là:
- Xuất hiện các nốt sùi: Các nốt sùi mào gà mọc lên ở mông, thường có màu hồng hoặc màu da, hình thù giống hoa mào gà hoặc súp lơ. Nốt sùi có thể mọc thành cụm hoặc đơn lẻ.
- Ngứa và khó chịu: Khi bị sùi mào gà, người bệnh thường cảm thấy ngứa, đặc biệt khi nốt sùi lan rộng.
- Sưng và đau: Vùng mông bị tổn thương sùi mào gà có thể sưng đỏ và đau nhức, gây khó khăn trong quá trình đi tiểu hay quan hệ tình dục.
3. Nguyên nhân gây sùi mào gà ở mông
Ở nam và nữ nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà là giống nhau, được chia thành 2 loại là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp.
Nguyên nhân trực tiếp
Quan hệ tình dục đồng giới là nguyên nhân chính khiến lây lan bệnh sùi mào gà ở vùng mông. Các chủng virus HPV này có khả năng phát triển và sinh sôi mạnh mẽ trong điều kiện nhiệt độ ẩm thấp. Việc tiếp xúc da kề da khi quan hệ tình dục bằng đường hậu môn hoặc đồng giới, các nốt sùi sẽ xuất hiện ở vùng mông, hậu môn, sau đó lan ra vùng kín, bẹn, miệng…
Các thống kê được thực hiện trên nam giới mắc bệnh sùi mào gà cho kết quả, quan hệ ngoài luồng là con đường lây lan nhanh nhất của virus HPV ở nam và nữ. Số liệu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ngoài da ở Hoa Kỳ (CDC), có tới 65% đàn ông và phụ nữ từng quan hệ tình dục bị nhiễm HPV trong cuộc đời.
Hầu hết các chủng HPV chỉ gây ra các bệnh nhẹ tự khỏi như mụn thịt và chỉ có một số chủng như HPV type 6, 11, 16 là có nguy cơ cao gây bệnh sùi mào gà. Bên cạnh đó, chủng HPV 16, 18 dễ gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và ung thư dương vật ở nam giới, kể cả ung thư vùng hậu môn nếu bị sùi mào gà ở mông.
Đọc ngay: Bệnh sùi mào gà vì quan hệ đồng giới điều trị thế nào?
Nguyên nhân gián tiếp
Quan hệ tình dục sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn (sử dụng bao cao su) không có nghĩa bạn hoàn toàn không nhiễm virus HPV và bệnh sùi mào gà. Vì virus HPV có thể lây nhiễm thông qua một số con đường gián tiếp như:
- Lây từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà ở mông có nguy cơ cao truyền nhiễm sang cho con. Trong trường hợp này, các dấu hiệu sùi mào gà thường xuất hiện ở vùng cổ họng, miệng hoặc mắt của trẻ sơ sinh vài tuần sau khi sinh ra.
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh: Virus HPV nguy cơ lây truyền sang người bình thường khi dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, quần áo, bàn chải đánh răng, dao cạo râu,… Virus HPV gây bệnh sùi mào gà sẽ tấn công vào cơ thể thông qua niêm mạc miệng hoặc các vết thương hở.
- Tiếp xúc thân mật: Những cử chỉ âu yếm, thân mật như ôm hôn, quan hệ bằng miệng hoặc tay, tiếp xúc với chất nhầy, máu của người mắc bệnh sùi mào gà.
4. Sùi mào gà ở mông có nguy hiểm không?
Sùi mào gà ở mông là căn bệnh xã hội nguy hiểm đối với sức khoẻ và khả năng sinh sản. Bệnh nếu không chữa trị kịp thời, đúng phương pháp có thể gây ra những biến chứng nặng nề. Sùi mào gà gây tổn thương, u nhú và có thể vỡ ra, chảy dịch mủ, chảy máu, kèm theo mùi hôi tanh khiến việc đi lại, sinh hoạt của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn.
Tại vị trí bị trầy xước, có vết thương hở ở mông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập, tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu, mụn rộp sinh học…Trong gia đình khi có vợ hoặc chồng mắc sùi mào gà ở mông thì dễ dẫn đến nghi ngờ, mâu thuẫn, cáu gắt, đe dọa hạnh phúc gia đình.
Nếu không chữa trị kịp thời, virus sẽ phát triển mạnh mẽ, tạo thành các mảng sùi, chùm sùi lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày.Trường hợp các u nhú, nốt sùi lây lan nhanh sang các vị trí lân cận như cơ quan sinh dục, hậu môn khiến người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống. Nếu chữa trị muộn, bệnh có khả năng tiến triển thành ung thư cổ tử cung, dương vật nếu bệnh nhân nhiễm HPV type 16, 18.
Ngoài ra với thai phụ bị sùi mào gà trong thời gian mang thai thì còn lây nhiễm sang cho con khi sinh thường hoặc trong quá trình chăm sóc trẻ. Nguy hiểm hơn, trẻ mắc bệnh sùi mào gà bẩm sinh còn dễ mắc các dị tật, phát triển không bình thường. Ở những trường hợp chữa trị muộn, không đúng cách còn dẫn đến nhiều biến chứng, tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe, thậm chí là đe doạ tính mạng.
5. Chẩn đoán bệnh sùi mào gà ở mông
Bên cạnh việc quan sát bằng mắt thường, bác sĩ còn chỉ định người bệnh thực hiện một số biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng như sau:
- Xét nghiệm máu: Các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, chlamydia… thường liên quan đến sùi mào gà. Vì thế người bệnh cần được kiểm tra sự xuất hiện của các vi khuẩn trong máu để xác định nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ.
- Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm: Đây là phương pháp xét nghiệm không thể thiếu khi có dấu hiệu của bệnh sùi mào gà. Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm tại u nhú, mụn sùi mào gà để xét nghiệm có virus HPV không, các tuýp virus HPV và tiến hành xét nghiệm Papsmear để tìm tế bào ung thư.
- Xét nghiệm dịch: Người bệnh được lấy dịch niệu đạo (ở nam giới) và dịch âm đạo (ở nữ giới) đem đi xét nghiệm để xác định trong dịch có chứa virus HPV hay không.
- Xét nghiệm HPV cobas- test: Xét nghiệm này được tiến hành bằng cách lấy mẫu tế bào tại cổ tử cung của nữ giới để tiến hành xét nghiệm. Đối với xét nghiệm HPV cobas- Test có thể cùng lúc phát hiện và tầm soát ung thư cổ tử cung và đồng thời tìm ra virus HPV.
- Xét nghiệm định type HPV: Phương pháp HPV-PCR cho kết quả có bị nhiễm HPV hay không. Xét nghiệm này dùng để xác định đúng tuýp HPV gây bệnh, từ đó có biện pháp can thiệp đúng cách.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM & XÉT NGHIỆM BỆNH SÙI MÀO GÀ NGAY
6. Phương pháp chữa sùi mào gà ở mông
Để chữa sùi mào gà ở mông, hiện có 2 phương pháp được áp dụng hiệu quả, bao gồm:
6.1. Sử dụng thuốc điều trị
Với những trường hợp bị sùi mào gà ở mông giai đoạn nhẹ, chưa tiến triển nặng được các bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc. Tác dụng chủ yếu của thuốc là ức chế sự phát triển của virus, làm giảm số lượng và kích thước nốt sùi, từ đó xoá bỏ các biểu hiện do bệnh gây ra và mang lại sự dễ chịu cho người bệnh.
Có rất nhiều loại thuốc chữa sùi mào gà được kê cho bệnh nhân như dạng uống, dạng bôi, gel, dạng kem… Tuy nhiên cách này chỉ có tác dụng hạn chế tình trạng bệnh phát triển, không chữa được dứt điểm.
Lưu ý, trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh nên chú ý tuân thủ uống thuốc theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà khi chưa có chỉ định, kê đơn từ bác sĩ bởi điều đó có thể gây nhờn thuốc, kháng thuốc.
6.2. Điều trị bằng công nghệ cao
Sùi mào gà rất khó chữa trị dứt điểm nếu sai phương pháp điều trị còn khiến bệnh kéo dài, dai dẳng và lây lan mạnh hơn. Với sự phát triển của y khoa hiện đại, sùi mào gà có thể chữa trị dứt điểm bằng công nghệ Maitrix Gene.
Maitrix Gene hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng máy Holmium Laser – Long Pulsed tiêu diệt các mạch máu nuôi dưỡng u nhú sùi, khiến các tổn thương sùi mào gà không được cung cấp dinh dưỡng tự rụng đi.
Kết hợp công nghệ laser CO2 siêu xung, tiêu diệt tận gốc một số tổn thương ở những vị trí đặc biệt nhạy cảm như miệng sáo, thành âm đạo, cổ tử cung, hậu môn.
- Điều trị được hầu hết các tình trạng sùi mào gà từ nhẹ đến nặng ở cả nam và nữ.
- Không gây chảy máu, không đau, không cần nghỉ dưỡng.
- Hiệu quả đạt đến 99%, kiểm soát tối đa nguy cơ tái phát bệnh.
7. Chữa sùi mào gà ở mông ở đâu tốt nhất hiện nay?
Nếu đang gặp vấn đề sùi mào gà ở mông hoặc nghi ngờ mắc bệnh, tốt nhất người bệnh nên thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để xóa sổ bệnh lý hoàn toàn. Với hơn 14 năm hình thành và phát triển, Maia&Maia tự hào là địa chỉ chữa các bệnh lý về da nói chung và sùi mào gà nói riêng uy tín dành cho mọi người bệnh.
- Phòng khám Da liễu Maia&Maia có giấy phép hoạt động kinh doanh số: 0104675448 do phòng ĐK & KD TP.Hà Nội cấp, đăng ký thay đổi mới nhất ngày 13/02/2023.
- Quy trình điều trị Chuẩn Y Khoa, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn Y tế đối với Phòng khám.
- 100% Đội ngũ Y Bác sĩ và Y tá tại Maia đều có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y Tế cấp.
- Quy trình thăm khám & chẩn đoán trực tiếp cùng Bác sĩ giàu kinh nghiệm có chuyên môn cao.
- Phác đồ điều trị được cá nhân hóa tùy theo tình trạng của từng khách hàng.
- Cơ sở vật chất cùng trang thiết bị hiện đại.
- Phục vụ tận tâm, tận tình, uy tín, trách nhiệm.
- Hệ thống tư vấn trực tuyến hoạt động 24/7 sẵn sàng giải đáp mọi thắc của người bệnh.
- Thời gian làm việc linh hoạt từ 8 – 20h tất cả các ngày trong tuần, kể cả chủ nhật và ngày lễ, người bệnh có thể chủ động thu xếp thời gian đến trực tiếp phòng khám ngoài giờ hành chính mà không gián đoạn công việc.
- Hệ thống đặt lịch thăm khám online giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, lựa chọn bác sĩ chuyên khoa và hưởng nhiều ưu đãi của phòng khám.
Ngoài ra, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia là cơ sở y tế duy nhất thực hiện cam kết bằng văn bản về việc điều trị dứt điểm sùi mào gà hiệu quả đến 99%. Bản cam kết có hiệu lực đối với những trường hợp người bệnh tuân thủ những yêu cầu dưới đây trong quá trình điều trị:
- Thực hiện đúng hướng dẫn do chuyên gia, bác sĩ yêu cầu về quá trình điều trị tại nhà cũng như tại phòng khám.
- Không gián đoạn trong quá trình điều trị.
- Tuân thủ đúng thời gian điều trị đề ra.
ĐẶT LỊCH THĂM KHÁM & ĐIỀU TRỊ BỆNH SÙI MÀO GÀ NGAY
8. Cách ngăn ngừa bệnh tái phát sau khi điều trị
Để phòng bệnh sùi mào gà ở mông tái phát, bảo vệ sức khỏe sinh sản, mọi người cần chú ý những vấn đề sau:
- Nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn, chung thuỷ một vợ/chồng/bạn tình.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, lành mạnh.
- Có thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần tại cơ sở y tế uy tín.
Như vậy có thể thấy bị sùi mào gà ở mông hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể thì cũng đều gây ra những nguy hiểm cho sức khoẻ và khả năng sinh sản. Do đó, mọi người chớ nên chủ quan, nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh nào hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín như Maia&Maia để thăm khám và điều trị kịp thời.